Cách mạng 4.0: Một số công việc truyền thống sẽ biến mất!

00:00 12/10/2020

Theo ông Trần Khánh Lâm, Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra thách thức lớn đối với nhiều ngành nghề. Theo đó, một số vị trí công việc truyền thống sẽ biến mất hoặc bị mai một dần.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo khoa học Quốc gia: “Đổi mới sáng tạo nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam” được Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với Đại học Điện lực tổ chức tại Hà Nội.

Công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo là yếu tố quan trọng

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong thành công của các doanh nghiệp. Năng lực này được cấu thành từ nhiều khía cạnh như kỹ thuật, công nghệ, quản lý. Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin và hoạt động đổi mới sáng tạo là hai thành tố quan trọng đối với nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.  Nền kinh tế không thể tăng trưởng bền vững nếu từng doanh nghiệp gặp hạn chế trong khả năng cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng.

Mặc dù, theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố cuối năm ngoái thì Việt Nam đã lên hạng thứ 55, tăng 5 bậc so với năm ngoái và 20 bậc so với cách đây 5 năm. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần được thúc đẩy, nâng cao hơn nữa để định vị thương hiệu của mình trong lòng người tiêu dùng, mở rộng thị phần trong và ngoài nước vì phần lớn doanh nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ,và vừa (chiềm 97%), khả năng cạnh tranh kém, sử dụng thiết bị lạc hậu, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng thấp cũng như chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt

Theo ông Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong thành công của các doanh nghiệp. Năng lực này được cấu thành từ nhiều khía cạnh như kỹ thuật, công nghệ, quản lý. Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin và hoạt động đổi mới sáng tạo là hai thành tố quan trọng đối với nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Cũng theo ông Thành, chi phí thấp chỉ là điểm khởi đầu và doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế so sánh tĩnh với nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào việc hoàn thiện các hoạt động nền tảng của doanh nghiệp, từ tiền sản xuất đến bản thân quá trình sản xuất và sau sản xuất.

"Cách mạng công nghiệp 4.0 là chất xúc tác cho kinh doanh, tạo nguồn vô tận cho sáng tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng xu hướng thị trường và cách mạng tiêu dùng", Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho hay.

Theo ông Trần Khánh Lâm, Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, có rất nhiều yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên khai thác những yếu tố này cần dựa trên sự sáng tạo. tuy nhiên, doanh nghiệp không nên nhìn vào nguồn lực sẵn có như có bao nhiêu kỹ sư, bao nhiêu lao động, bao nhiêu máy móc mà nên học cách khai thác như thế nào cho hiệu quả. 

Cách mạng công nghiệp 4.0 là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt

Ngày 6/5/52017, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về 'Tăng cường năng lực tiếp cần cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" đã đề ra hệ thống giải pháp phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, quản trị thông minh, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược quốc gia...

Tuy nhiên, theo ông Trần Khánh Lâm, Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp, cũng như nghề nghiệp. Theo đó, một số công việc truyền thống sẽ biến mất, ngành nghề bị mai một. Bởi, cuộc cách mạng này yêu cầu về lao động phải có hiểu biết, cập nhật về lĩnh vực công nghệ thông tin do khách hàng ứng dụng nhiều công nghệ vào hoạt động kinh doanh.

Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cũng chia sẻ, cách mạng công nghệ 4.0 hiện đang cảnh báo cho doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán và các kế toán viên. "Kế toán viên là nhóm đối tượng đầu tiên rằng họ sẽ chịu thua thiệt nếu không thay đổi tư duy, không đổi mới cách cung cấp dịch vụ, không vận dụng công nghệ, không hội nhập toàn cầu. Như vậy, cách mạng cộng nghệ 4.0 đang và sẽ tác động sâu sắc đối với ngành kế toán, kiểm toán và tài chính", ông Lâm cho hay.

Trước những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Lâm cho rằng, để tận dụng tốt cơ hội mới và vượt qua thách thức lớn trong việc thực hiện cách mạng 4.0, Chính phủ đang thay đổi phương thức quản lý theo hướng Chính phủ kiến tạo, Chính phủ hành động với các công cụ thông tin hiện đại, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện ý tưởng mới, tính sáng tạo của người dân và doanh nghiệp.

Trong khi đó, doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp kiểm toán) đang chứng kiến sự du nhập các công nghệ mới, đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và hạ thấp chi phí để thích ứng với môi trường mới của cách mạng công nghiệp 4.0.

"Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiện hữu trên đất nước ta, tác động mạnh mẽ đến mọi ngành, lĩnh vực, mọi doanh nghiệp và người dân. Do vậy, từ tư duy đến hoạt động của Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức khoa học và giáo dục, cộng động dân cư cần chuyển động theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội mới để xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại", Tổng Thư ký Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam chia sẻ.

 Minh Ngọc