“Cách mạng 4.0 là cơ hội lớn, nếu không nắm được sẽ tiếp tục bị tụt hậu”
- Hội nhập
- 23:25 01/03/2019
"Tranh thủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất để đất nước hiện đại và thịnh vượng hơn", Viện trưởng CIEM nói.
Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo "Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức tận dụng cơ hội", ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: "Cách mạng 4.0 là cơ hội lớn, nếu không nắm được sẽ tiếp tục bị tụt hậu. Tranh thủ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường ngắn nhất để đất nước hiện đại và thịnh vượng hơn".
Do đó, cải cách thể chế, chuyển đổi bộ máy nhà nước sang kinh tế số cả về tư duy quản lý và công cụ quản lý là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
"Thảo luận về quan điểm của người Nhật Bản về cách mạng công nghiệp 4.0 với tập đoàn NTT, tôi cho rằng, một trong những nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là việc phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ", ông Cung cho biết.
Trong đó cần xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo bằng việc xúc tiến, hỗ trợ việc thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo chất lượng cao, quy mô lớn để nuôi dưỡng và phát triển startup. Bên cạnh đó, cần cho phép thành lập doanh nghiệp công nghệ để có cơ chế khuyến khích nghiên cứu và thương mại hoá nghiên cứu.
"Xu thế thành lập doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học là lẽ tất yếu để gắn kết một cách nhanh nhất giữa nghiên cứu, sáng tạo, tạo ra sản phẩm, đưa ra thương mại hoá thị trường. Các phát minh sáng tạo sẽ không thể hoàn thiện nếu vẫn nằm trên “bàn giấy” mà phải trở thành sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và phải thương mại hoá và mang lại lợi ích cho cá nhân và xã hội", ông Cung nhận định.
Vì vậy, "việc thành lập các doanh nghiệp trực thuộc các trường đại học là một trong những cách thức để rút nhanh khoảng cách và hoàn thiện, thương mại hoá sản phẩm. Cần tạo môi trường, thể chế để khuyến khích các trường học bắt kịp xu thế này", Viện trưởng CIEM đề xuất.
Ngoài ra, người đứng đầu CIEM cũng đề xuất đề việc đẩy nhanh tiến độ thành lập quỹ đầu tư nhà nước nhằm đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ mới, chấp nhận nguyên tắc đầu tư mạo hiểm; sử dụng nhân sự quản lý giỏi trên thị trường.
Hạ An
Tin liên quan
#CIEM

Cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững và có tính chống chịu cao sau Covid-19
Sáng 10/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Diễn đàn “Cải cách kinh tế hướng tới tăng trưởng bền vững và có tính chống chịu cao sau Covid-19: Từ thích ứng tới quản trị bất định”.

Mục tiêu cải cách điều kiện kinh doanh: Chọn cắt bỏ hay đơn giản hóa?
Mục tiêu cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành có vẻ không quá khó khăn, nhưng câu hỏi hiệu quả của công việc này thế nào thì cho tới nay vẫn chưa thể trả lời.

TS. Phan Đức Hiếu: Phát triển doanh nghiệp xã hội là phát triển bền vững
TS. Phan Đức Hiếu khẳng định, phát triển doanh nghiệp xã hội là phát triển bền vững chứ không chỉ góp phần phát triển bền vững như các ý kiến thường được đưa ra.

Đánh giá việc thực hiện cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp Nhà nước
Ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp, CIEM chỉ ra nguyên nhân chính của tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chậm chủ yếu là do những tồn tại của thể chế và pháp luật.

Ngành logistics "cõng" chi phí vô lý
Những khó khăn của doanh nghiệp trong ngành logistics đến từ những bất cập trong các quy định pháp luật được nêu ra tại hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics: vấn đề và kiến nghị chính sách" do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức ngày 29/10.

Giám sát doanh nghiệp nhà nước vẫn nặng tính hành chính
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cơ chế giám sát doanh nghiệp nhà nước và cả cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước khá đầy đủ về văn bản, nhưng thiếu hiệu quả.
Đọc thêm Hội nhập
LG và General Motors dự kiến thành lập nhà máy pin EV tại Mỹ
Theo nguồn tin từ Nikkei Asia, nhà sản xuất ô tô Mỹ cho biết, LG Energy Solution và General Motors dự kiến ngày hôm nay (16/4) sẽ đưa ra thông báo thành lập nhà máy pin tại Mỹ.
Tokio Marine mua công ty bảo hiểm phúc lợi lao động của Hoa Kỳ với giá gần 200 triệu đô
Thỏa thuận này sẽ mở rộng phạm vi kinh doanh của Tokio Marine tại Hoa Kỳ và nối tiếp một chuỗi các thương vụ mua lại ở nước ngoài nhằm mục đích san sẻ hồ sơ rủi ro của công ty.
Tình trạng thiếu chip đang trở nên tồi tệ như thế nào và tại sao lại khó khắc phục?
Nhu cầu về linh kiện và chip đang tăng cao trong bối cảnh hậu Covid-19 cùng những căng thẳng chính trị đang tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu và gây nên trở ngại trong quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu phục hồi thúc đẩy GDP của Trung Quốc tăng 18,3% trong quý 1
Trong quý đầu tiên của năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã tăng 18,3 %. Con số tăng trưởng này tiếp tục là bản lề cho sự phục hồi toàn cầu khỏi đại dich Covid-19 .
Jack Ma nhắm đến mục tiêu kinh doanh mới, tuyên bố không kiếm tiền trong ba năm, toàn bộ thu nhập sẽ hỗ trợ cho người mua hàng?
Nhắc đến doanh nghiệp thương mại điện tử nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Jack Ma và sự nổi lên của Alibaba cũng như sự lớn mạnh không ngừng của Taobao. Hiện Jack Ma đã nhắm đến một mục tiêu mới, thậm chí còn thẳng thừng tuyên bố sẽ không kiếm tiền trong ba năm và tất cả thu nhập sẽ được hỗ trợ bổ sung cho người tiêu dùng.
Trung Quốc dự kiến báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý cao nhất 30 năm
Các nhà kinh tế dự đoán GDP quý I năm nay của Trung Quốc sẽ tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng chủ yếu là do số liệu tham chiếu của quý I năm ngoái sụt giảm chưa từng có vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tại sao Bắc Kinh lại trừng phạt Jack Ma và Alibaba?
Sử dụng các quy tắc mới để nhắm đến các công ty thương mại điện tử, áp đặt khoản tiền phạt kỷ lục đối với gã khổng lồ công nghệ hàng đầu Alibaba. Dường như những động thái trừng phạt này được đưa ra vì động cơ chính trị.
Tốc độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 gia tăng thúc đẩy GDP của Singapore lên 0,2% trong quý 1
Dữ liệu mới nhất chỉ ra rằng, Đảo quốc sư tử đang trên đà phục hồi nền kinh tế sau khi tăng tốc độ tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Người Mỹ gốc Á đang dần phá vỡ tiêu chuẩn của ngành công nghiệp làm đẹp
Ngành công nghiệp làm đẹp trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng với nhiều xu hướng mới ra đời. Ở phương Tây, nếu như mọi người vốn quen với những nét đẹp đậm chất Âu thì giờ đây những doanh nhân trẻ như Deepica Mutyala và Patrick Ta đang dần phá vỡ tiêu chuẩn đó.
Số quốc gia bị Mỹ giám sát về tỷ giá có thể giảm một nửa
Báo cáo tiền tệ mỗi năm 2 lần của Bộ Tài chính Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất vào ngày thứ Năm tuần này, nhưng chưa rõ tới khi nào mới được công bố. Việc một quốc gia bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tỷ giá không dẫn tới một biện pháp trừng phạt tức thì nào từ Washington, nhưng có thể gây xáo trộn trên thị trường tài chính.