Thứ năm 09/01/2025 00:19
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Các quy định bất cập của Nghị định 09 cần tháo gỡ cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm

03/08/2024 10:49
Suốt 8 năm qua, quy định bắt buộc bổ sung vi chất vào nguyên liệu thực phẩm như muối, bột mì đã làm dấy lên làn sóng phản ứng từ các doanh nghiệp, không phù hợp với khoa học và quản lý rủi ro, không phù hợp với thực tiễn cũng như kinh nghiệm quốc tế.
Ảnh minh họa
Nhật Bản là thị trường chiến lược của mì Hảo Hảo, nhưng tại nước này, i-ốt lại không thuộc danh sách vi chất dinh dưỡng được phép sử dụng; Còn sắt và kẽm cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, đặc biệt là kẽm.

Trong công văn của 6 hiệp hội ngành hàng thực phẩm (gồm: Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), Hội sản xuất Nước mắm Thành phố Phú Quốc, Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao) gửi Thủ tướng Chính phủ nêu rằng: Thực tiễn 8 năm qua cho thấy việc áp dụng đại trà không có cơ sở khoa học, không theo quản lý rủi ro, gây nhiều khó khăn cho ngành chế biến thực phẩm, tác động không chỉ tới doanh nghiệp trong nước mà cả nhóm ngành hàng xuất khẩu: Nhiều nước không chấp nhận thực phẩm có bổ sung i ốt (ví dụ: Nhật Bản, Úc... yêu cầu các doanh nghiệp phải có chứng nhận không sử dụng muối i ốt mới xuất khẩu được); doanh nghiệp buộc phải lựa chọn phương án vừa sản xuất hàng xuất khẩu và hàng nội địa trên cùng một dây chuyền sản xuất (không còn bất kỳ lựa chọn nào tối ưu hơn) và phải đảm bảo tuyệt đối tránh nhiễm chéo, gây tốn kém thời gian và chi phí rất lớn. Quy định này làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng nội địa và hàng Việt Nam xuất khẩu, vì giá thành hàng nhập khẩu thấp hơn, do không phải tốn kém tăng cường i ốt, sắt, kẽm, khiến hàng Việt Nam thua ngay trên sân nhà. Trong khi Chính phủ đang rất nỗ lực hỗ trợ Việt Nam nâng sức cạnh tranh thì chính quy định này lại đang gây khó khăn, tốn kém nặng nề giữa lúc sức mua suy giảm chưa từng có và so với mấy năm trước thì khó khăn của doanh nghiệp càng tăng lên nhiều.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch FFA, đại diện sáu hiệp hội ngành hàng, cho biết vào tháng 1-2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 09 quy định: Muối dùng để ăn trực tiếp và trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt; bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm. Tại thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn và đưa ra nhiều kiến nghị.

Suốt tám năm qua, cộng đồng doanh nghiệp đã liên tục nêu ý kiến về các bất cập của quy định này, cho rằng nó không phù hợp với khoa học và quản lý rủi ro, cũng như thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế. Sau nhiều kiến nghị hợp lý, các doanh nghiệp rất vui mừng khi ngày 15-5-2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 theo hướng bãi bỏ quy định trên, thay vào đó chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng, không bắt buộc bổ sung.

Đặc biệt, từ tháng 3-2023 đến 1-2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có văn bản chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi Nghị định 09 theo chỉ đạo trong Nghị quyết 19 và trình Chính phủ trong quý III-2024.

Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội ngành thực phẩm đã rất bất ngờ và thất vọng với dự thảo sửa đổi Nghị định 09 của Bộ Y tế, vì dự thảo hầu như giữ nguyên các quy định bất cập của Nghị định 09.

Chia sẻ về sự bất hợp lý của quy định này, ông Đặng Thành Tài, Phó Chủ tịch Hội Sản xuất Nước mắm Phú Quốc, cho biết rằng vào năm 2019, Hội đã góp ý cho dự thảo lần thứ ba của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối (Natri Clorua) tinh và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối (Natri Clorua).

Trong dự thảo quy chuẩn, có các chỉ tiêu hóa lý yêu cầu đối với muối thực phẩm, trong đó bao gồm “I-ốt với ngưỡng giới hạn từ 20-40mg/kg” và các chỉ tiêu khác kèm theo. Với quy chuẩn này, Hội Nước mắm nhận thấy không thể áp dụng cho nước mắm Phú Quốc vì nó không phù hợp với quy trình sản xuất thực tế đã được Châu Âu bảo hộ, chỉ sử dụng “cá và muối hạt” mà không dùng bất kỳ chất nào khác. Ngay cả muối hạt cũng được quy định vùng sản xuất cụ thể. Quy trình này cho đến hiện tại vẫn được các hội viên tuân thủ mà không có gì thay đổi.

“Vì vậy, Nghị định 09 quy định muối dùng trong chế biến thực phẩm phải bổ sung I-ốt, nhưng chúng tôi cho rằng bản thân cá cơm đã có hàm lượng I-ốt tự nhiên.

Bên cạnh đó, nước mắm Phú Quốc có đặc thù là ủ chượp trong thùng gỗ. Quy trình sản xuất theo phương pháp truyền thống hoàn toàn tự nhiên và đã được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ năm 2012. Với quy trình sản xuất nước mắm đã được bảo hộ ở Châu Âu từ rất lâu, nước mắm Phú Quốc không thể bổ sung I-ốt theo Nghị định 09,” ông Tài khẳng định.

Ông Phạm Trung Thành, đại diện đối ngoại của Công ty Acecook VN, bức xúc cho biết: Hiện nay, mì Hảo Hảo là nhãn hiệu chủ lực nổi tiếng nhất của công ty, được xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia, mang lại doanh thu khoảng 40 triệu USD mỗi năm. Trong đó, Nhật Bản là thị trường chiến lược, nhưng tại nước này, i-ốt lại không thuộc danh sách vi chất dinh dưỡng được phép sử dụng. Còn sắt và kẽm cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, đặc biệt kẽm không được phép bổ sung trong các thực phẩm khác ngoài sản phẩm thay thế sữa mẹ và thực phẩm dùng để duy trì sức khỏe theo đúng chỉ định cụ thể của Nhật Bản. Vì vậy, để xuất khẩu mì Hảo Hảo sang Nhật Bản, công ty buộc phải sử dụng nguyên liệu không bổ sung các vi chất dinh dưỡng nói trên và tổ chức sản xuất riêng biệt với sản phẩm nội địa. Việc này làm tăng thêm nhiều chi phí. Không chỉ vậy, sản phẩm Hảo Hảo cho thị trường nội địa (đã bổ sung i-ốt, sắt, kẽm) bị một số công ty cố tình trà trộn vào container tàu biển hoặc vận chuyển bằng đường hàng không xuất sang Nhật Bản. Hành vi này dẫn đến nguy cơ khiến hàng hóa của Acecook VN vi phạm luật An toàn thực phẩm của Nhật Bản. Acecook VN đã in trên bao bì và thùng carton chứa sản phẩm dòng thông báo "Chỉ áp dụng trong nước", đồng thời nhiều lần gửi thư thông báo chính thức tới tất cả đại lý phân phối sản phẩm của mình tại VN về việc không được tự ý xuất khẩu hoặc bán sản phẩm nội địa để xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế đã từng có vụ việc sản phẩm nội địa Hảo Hảo xuất khẩu sang Nhật Bản theo hình thức này, bị phát hiện và không được thông quan. "Khi phát hiện vụ việc, Acecook VN mặc dù không phải đơn vị xuất khẩu nhưng lại bị cơ quan hải quan Nhật Bản liên hệ và yêu cầu giải trình. Điều này không chỉ khiến chúng tôi tốn công sức và thời gian để giải quyết với hải quan nước sở tại, đồng thời khiến doanh nghiệp đối mặt với rủi ro khủng hoảng truyền thông tại thị trường xuất khẩu lẫn Việt Nam", ông Phạm Trung Thành nói.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Tình, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ Thực phẩm VN (Vifon), cho biết: "Để sản xuất sản phẩm sử dụng bột mì cho cả thị trường xuất khẩu và nội địa, công ty chúng tôi phải dừng máy để chuyển đổi do sử dụng nguyên liệu chính khác nhau, gây ra rất nhiều khó khăn trong sản xuất hàng ngày. Việc này phát sinh nhiều chi phí cho nhân công, vệ sinh, điện, nước, và xử lý nước thải. Riêng công đoạn vệ sinh đã mất từ 10 - 15 giờ để chuyển từ vận hành hàng nội địa sang xuất khẩu, gián đoạn dây chuyền như vậy cũng ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của toàn nhà máy."

Theo bà Nguyễn Thị Tình, Vifon không thể đầu tư mua mới dây chuyền sản xuất để tách riêng cho nội địa và xuất khẩu vì chi phí lên đến 100 - 150 tỉ đồng, và đơn hàng không đảm bảo để khai thác hết công suất nhà máy, gây lãng phí nguồn lực rất lớn. "Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, sức mua chung của thị trường, cả nội địa và xuất khẩu, đều giảm sút. Chúng tôi đang phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác khi đấu thầu và luôn lo sợ bị lây nhiễm chéo i-ốt trong quá trình sản xuất, dẫn đến mất đơn hàng, đặc biệt là ở các thị trường khó tính như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản. Chúng tôi phải tính toán để tối ưu chi phí, tìm kiếm và giữ khách hàng để đảm bảo duy trì công ăn việc làm và chăm lo đời sống cho người lao động. Do đó, việc đầu tư dây chuyền sản xuất mới là điều không thể thực hiện được trong lúc này," đại diện Vifon khẳng định.

Theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, việc bổ sung i-ốt, sắt và kẽm vào thực phẩm là điều cần thiết cho sức khỏe cộng đồng, không có gì bàn cãi. Vấn đề là chọn giải pháp nào là hợp lý để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh của DN và quyền lựa chọn của người dùng. Bộ Y tế nên ngồi xuống bàn bạc với các DN, kể cả việc khảo sát lại việc thiếu hụt vi chất. Từ đó, áp dụng giải pháp nào. Chẳng hạn, muối I-ốt có thể bổ sung vào nước mắm công nghiệp (chiếm 75% thị phần), nước tương, hoặc sữa học đường. Kẽm, sắt có thể bổ sung vào bột nêm…

Tú Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Niềm tin của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cao nhất trong 2 năm qua

Niềm tin của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cao nhất trong 2 năm qua

Chủ tịch EuroCham cho rằng, sự gia tăng niềm tin từ cộng đồng doanh nghiệp châu Âu là minh chứng cho nền tảng vững chắc của Việt Nam trong phát triển kinh tế.
Doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh thưởng Tết 2025 cao nhất cả nước

Doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh thưởng Tết 2025 cao nhất cả nước

Mức thưởng Tết 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng, thuộc về quản lý cấp cao tại doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh.
Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn đạt doanh thu 6.700 tỉ đồng, nộp ngân sách 3.600 tỉ

Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn đạt doanh thu 6.700 tỉ đồng, nộp ngân sách 3.600 tỉ

Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) đã đạt kết quả ấn tượng trong năm 2024, với doanh thu vượt 6.700 tỉ đồng, nộp ngân sách hơn 3.600 tỉ đồng, đóng góp vào mục tiêu phát triển TP.HCM.
Tập đoàn Yeah1 chốt quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ 40%

Tập đoàn Yeah1 chốt quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ 40%

Tập đoàn Yeah1 (YEG) chốt quyền mua cổ phiếu với tỷ lệ 40%, kế hoạch tăng vốn hơn 548 tỷ đồng, sự biến động giá cổ phiếu cũng có thể mang lại cơ hội hoặc rủi ro cho nhà đầu tư.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lãi 4.940 tỷ đồng năm 2024

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lãi 4.940 tỷ đồng năm 2024

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đạt lợi nhuận kỷ lục 4.940 tỷ đồng trong năm 2024, đánh dấu năm thứ tư liên tiếp vượt qua ngưỡng lợi nhuận 1.000 tỷ đồng.
Công ty Green Power đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát triển năng lượng bền vững

Công ty Green Power đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát triển năng lượng bền vững

Đầu năm 2025, Tổng Giám đốc Green Power– ông Ni Ko La, đã có chuyến công tác và thăm quan hai thành phố lớn của Trung Quốc là Thượng Hải và Hàng Châu. Chuyến đi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác chiến lược, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và củng cố mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực này.
Thận trọng với diễn biến 2025, doanh nghiệp xây dựng mong được trợ lực

Thận trọng với diễn biến 2025, doanh nghiệp xây dựng mong được trợ lực

Doanh nghiệp xây dựng mong muốn được tạo điều kiện để tham gia các hạng mục xây dựng nhỏ tại địa phương, nhất là những dự án từ nguồn ngân sách địa phương.
Foxconn đạt doanh thu cao nhất lịch sử nhờ vào nhu cầu AI tăng

Foxconn đạt doanh thu cao nhất lịch sử nhờ vào nhu cầu AI tăng

Doanh thu cũng vượt dự báo của LSEG SmartEstimate, hệ thống đánh giá có độ tin cậy cao bằng cách ưu tiên các dự báo từ các nhà phân tích có độ chính xác ổn định.
Doanh nghiệp chế biến - chế tạo cần nhiều lực đẩy cho năm 2025

Doanh nghiệp chế biến - chế tạo cần nhiều lực đẩy cho năm 2025

Các doanh nghiệp chế biến, chế tạo cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanh quý I/2025 sẽ khó khăn hơn và đưa ra nhiều kiến nghị tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Capitaland thâu tóm Lighthouse 1, Vinhomes tái định vị chiến lược

Capitaland thâu tóm Lighthouse 1, Vinhomes tái định vị chiến lược

Với động thái chuyển nhượng tại các dự án Vinhomes đã mở ra những thay đổi lớn. Lighthouse 1 có chủ mới - CVH Nachos 1 PTE.LTD, liên quan mật thiết đến Tập đoàn Capitaland.
Xi măng Long Sơn: Khẳng định thương hiệu, vươn tầm quốc tế

Xi măng Long Sơn: Khẳng định thương hiệu, vươn tầm quốc tế

Bằng chất lượng sản phẩm, Xi măng Long Sơn đã tạo dựng được niềm tin với khách hàng, khẳng định được thương hiệu trên mọi công trình và là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về sản lượng xi măng của Việt Nam.
Microsoft chi 80 tỷ USD mở rộng trung tâm dữ liệu hỗ trợ AI và đám mây

Microsoft chi 80 tỷ USD mở rộng trung tâm dữ liệu hỗ trợ AI và đám mây

Kể từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT vào năm 2022, làn sóng các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đầu tư vào AI đã bùng nổ và Microsoft cũng không phải ngoại lệ.
Green Power bổ nhiệm 2 nhân sự chiến lược, đánh dấu bước phát triển mới

Green Power bổ nhiệm 2 nhân sự chiến lược, đánh dấu bước phát triển mới

Ngày 4/1/2025, Công ty Cổ phần Năng lượng Xanh Việt Nam và Toàn Cầu (Green Power) đã công bố quyết định về nhân sự trong ban lãnh đạo, khẳng định cam kết phát triển bền vững và mở rộng các lĩnh vực chiến lược.
Vốn hóa tăng mạnh nhất thế giới giúp hội đồng quản trị của Nvidia lọt top tỷ phú

Vốn hóa tăng mạnh nhất thế giới giúp hội đồng quản trị của Nvidia lọt top tỷ phú

Mức tăng trưởng ấn tượng của Nvidia trong năm 2024 vừa qua đã đưa ba thành viên lâu năm nhất trong hội đồng quản trị của công ty trở thành tỷ phú.
Ái nữ Chủ tịch Techcombank lọt Top 12 người giàu nhất sàn chứng khoán

Ái nữ Chủ tịch Techcombank lọt Top 12 người giàu nhất sàn chứng khoán

Hồ Thủy Anh, ái nữ của Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, đã vươn lên top 12 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2024, sở hữu khối tài sản khổng lồ và ấn tượng ở tuổi 23.
yến sào cao cấp yến sào cao cấp