Các nước trên thế giới bỏ lỡ chuyến tàu 4.0 sẽ thất bại
- Tiêu điểm
- 15:00 11/09/2018
DNHN - Sáng 11/9/2018, tại Hà Nội "Diễn đàn mở: Asean 4.0 cho tất cả mọi người?" đã diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới về Asean 2018 với phiên thảo luận bàn tròn bàn về tiềm năng, cơ hội và những thách thức mà cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đem lại cho khu vực Đông Nam Á.
Ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ
Diễn đàn có sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp, các thanh niên, sinh viên đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Phát biểu khai mạc tại diễn đàn, ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc Cách mạng 4.0 đối với các quốc gia trong đó có Việt Nam. Cuộc cách mạng này tạo ra cơ hội cho giới trẻ ASEAN phát huy năng lực trí tuệ, sáng tạo để biến thách thức thành thời cơ, chuyển hóa ý tưởng thành sản phẩm và gặt hái thành công trong quá trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chính phủ Việt Nam xác định doanh nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là trung tâm của nền kinh tế, khoa học, công nghệ. Đây cũng là thành phần động lực góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Đến nay, Việt Nam đã hình thành, phát triển được hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, bước đầu thu hút được nguồn lực phát triển trong nước và quốc tế. Việt Nam luôn mong muốn được hợp tác và đồng hành cùng với WEF và các nước ASEAN, sẵn sàng kết nối các doanh nghiệp, các nguồn lực về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong nước với mạng lưới hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong toàn ASEAN và trên toàn thế giới.
Cũng tại khai mạc diễn đàn mở, Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập, Chủ tịch điều hành WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới) đã đưa ra lời khuyên đối với mỗi quốc gia phải hiểu rõ những điều đang xảy ra xung quanh, huy động mọi nguồn lực để nắm bắt cơ hội, đối phó với thách thức. Quan trọng hơn phải làm chủ các công nghệ để con người không trở thành nô lệ của robot và máy móc.
Phiên thảo luận bàn tròn các chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp quốc tế
Sau phần khai mạc đã diễn ra phiên thảo luận với sự tham gia của ông Rajan Anandan - Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Google Ấn Độ; bà Annie Koh - Giám đốc Học viện, Học viện Thương mại Quốc tế; Giáo sư Tài chính (Thực hành), Đại học Quản lý Singapore; ông Lê Hồng Minh - Đồng sáng lập, Chủ tịch & Giám đốc điều hành – Công ty Cổ phần VNG, Việt Nam và ông Syed Saddiq Abdul Rahman - Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia. Các chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp quốc tế đã có phần thảo luận, trao đổi sôi nổi với đại diện doanh nghiệp khoa học công nghệ, sinh viên Việt Nam về cơ hội việc làm cũng như kinh nghiệm để tiếp cận nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tại Phiên thảo luận, Giáo sư của Trường Đại học Quản lý Singapore Annie Koh cho rằng, hai năm trước, chúng ta nói nhiều về việc xây dựng bản sắc ASEAN và giờ đây bàn về số hóa và công nghệ trong ASEAN. Có thể nói, “số phận” của ASEAN nằm trong tay thanh niên ASEAN và việc nắm bắt được Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo Giáo sư Annie Koh, ASEAN cần nắm chắc được 4 chữ "I" trong đó có Identity - bản sắc; Innovation - sáng kiến, theo đó chú trọng tới những tiến bộ về công nghệ; Inclusive - bao trùm, nhấn mạnh tới việc sử dụng công nghệ để lấp đầy khoảng cách số và intergration - sự hội nhập, cần chăm chỉ hơn, đi đầu về xã hội. "Nếu chúng ta có đủ "4 chữ I" này, ASEAN có thể sẵn sàng đi về tương lai", bà Annie Koh nhấn mạnh.
Ông Rajan Anandan Giám đốc điều hành Khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Công ty Google Ấn Độ nhấn mạnh, tiềm năng của ASEAN ở vai trò và vị thế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp phần trăm rất lớn vào GDP của khu vực, cũng như là lực lượng tạo ra phần lớn công việc cho người dân. Vì vậy, việc đào tạo kỹ năng của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng vô cùng quan trọng.
Theo ông Lê Hồng Minh, Giám đốc điều hành Tổng Công ty VNG Việt Nam, tiếp cận cái mới là điều mà giới trẻ cần phải chú trọng. Ông còn cho biết: "Trong kinh doanh, phương thức thông thường là nghiên cứu những mô hình thành công. Nhưng tôi cho rằng, chúng ta cần phải sáng tạo chứ không phải là sao chép nguyên bản. Khi tôi đến Thung lũng Silicon tại Hoa Kỳ, tôi nghĩ có thể đặt một văn phòng ở đó chứ không phải sao chép nó tại Việt Nam. Tôi nghĩ cần phải sáng tạo trong một môi trường phù hợp khi thế giới đang hình thành những trung tâm sáng tạo".
Phiên thảo luận là sự hợp tác giữa WEF và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhằm tạo một diễn đàn mở cho giới trẻ, sinh viên, doanh nhân, chuyên gia trẻ và công chúng một cơ hội để thảo luận về tương lai của chính mình, trong một giai đoạn phát triển chưa từng có của công nghệ trong khu vực ASEAN. Sự kiện cũng nhằm thúc đẩy, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và chia sẻ khởi nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 với mong muốn xây dựng một ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người.
WEF ASEAN 2018 sẽ diễn ra từ ngày 11-13/9/2018 với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Với khoảng gần 60 phiên thảo luận, Hội nghị WEF ASEAN là diễn đàn để các nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực chia sẻ ý tưởng, chính sách, biện pháp về phát triển khởi nghiệp, tranh thủ cơ hội cũng như hợp tác giải quyết các vấn đề CMCN 4.0 đặt ra cho các nước ASEAN và khu vực.
Thu Giang
Tin liên quan
Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018)

Google cam kết đào tạo kỹ năng cho 3 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa để bắt kịp 4.0
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN - WEF ASEAN 2018, Diễn đàn mở “ASEAN 4.0 cho tất cả” được tổ chức một cách thiết thực và gần gũi. Diễn đàn đã đặt ra nhiều vấn đề, thu hút đông đảo sinh viên, báo giới và doanh nghiệp tham gia đối thoại. Các vấn đề về khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, huy động vốn… trở thành những chủ đề được thảo luận sôi động.

Các SME của Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ số
Theo báo cáo do hãng tư vấn Bain & Company kết hợp với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thực hiện, ứng dụng blockchain có thể mang lại lợi ích về thương mại lên đến 1.000 tỷ USD.

Thủ tướng đối thoại với các tập đoàn toàn cầu
Sáng nay (12/9), trước thềm Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc đối thoại với 20 tập đoàn toàn cầu.

Ra mắt cuốn sách “Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư: Tất cả cùng có lợi”
Trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 27 về ASEAN 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới phát hành phiên bản tiếng Việt của cuốn sách mang tên Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Tác giả cuốn sách là Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

Muốn xây dựng doanh nghiệp tỷ USD, hãy làm điều "không thể tưởng tượng nổi"
Đó là một trong những chia sẻ thú vị của ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần VNG tại Diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả" trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018).

Hội nghị WEF ASEAN năm 2018 qua các con số
Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) từ 11-13/9 sẽ có sự tham gia của khoảng 1.000 đại biểu, trong đó có nhiều lãnh đạo cấp cao các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế và các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Đọc thêm Tiêu điểm
ASEAN Today: Những dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong năm 2020
Theo bài viết trên trang ASEAN Today, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng toàn cầu và khu vực do COVID-19 gây ra, thiên tai, Việt Nam tiếp tục thể hiện sự thành công rõ rệt trong cuộc chiến vừa chống đại dịch và tăng trưởng kinh tế.
Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác ngăn chặn các hành vi chuyển giá, trốn lậu thuế
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Thuế cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu trong năm 2021 toàn ngành Thuế cần chủ động, tích cực quán triệt, tổ chức triển khai tốt.
Triển khai nuôi tôm nước lợ an toàn, bền vững ở Kiên Giang
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, trong năm 2021, tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.
Hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 – 2025.
Quảng Ninh: CSGT phát hiện xe khách chở gần 700kg mực xà bị mốc và bốc mùi
Trong lúc tuần tra kiểm soát, tổ CSGT phát hiện xe khách 16 chỗ có dấu hiệu vi phạm đã tiến hành dừng xe kiểm tra, lái xe khai nhận vận chuyển 34 bao tải chứa gần 700kg mực xà đã bị mốc và bốc mùi đi tiêu thụ.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 nhiều khả năng sẽ đạt mức cao trở lại
NIFC đưa dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021, với kịch bản khả quan, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,72%.
Thủ tướng: Phải đi lên bằng “đôi cánh” một bên là khát vọng cường thịnh, một bên là chính sách và cơ chế phát triển
Theo người đứng đầu Chính phủ, trong thời gian tới, nền kinh tế phải đi lên với “đôi cánh”, một bên là khát vọng cường thịnh, một bên là chính sách, cơ chế phát triển và đi liền với đó là công nghệ.
Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ trong mắt nhà đầu tư nước ngoài
Báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định Việt Nam nổi lên với điểm số thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại châu Á, vượt qua Trung Quốc và Ấn Độ.
Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới thông qua Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP được đánh giá góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với các nước trong khu vực.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ về việc điều tra chính sách tiền tệ của Việt Nam
Tối ngày 15/1 (theo giờ Việt Nam), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien. Mỹ đánh giá cao Việt Nam hợp tác điều tra chính sách tiền tệ.