Các gia tộc giàu nhất châu Á nhiều tiền đến mức nào
- Hồ sơ doanh nhân
- 14:13 23/08/2019
Theo Bloomberg, nhóm 20 gia tộc giàu nhất châu Á kiểm soát khối tài sản lên đến 450 tỷ USD. Đứng đầu là nhà Ambani với 50 tỷ USD.
c
![]() |
1. Gia tộc Ambani (Ấn Độ) - 50,4 tỷ USD: Dhirubhai Ambani - cha của Mukesh và Anil - sáng lập công ty tiền thân của Reliance Industries vào năm 1957. Sau khi ông qua đời năm 2002, vợ ông đã thu xếp để hai con trai chia tài sản và quyền kiểm soát công ty. Hiện tại, nhà Ambani là gia tộc giàu nhất châu Á với khối tài sản 50,4 tỷ USD theo ước tính của Bloomberg. Trong khi đó, tạp chí Forbes xác định họ sở hữu 47 tỷ USD. Ảnh: Reuters. |
![]() |
2. Gia tộc Kwok (Hong Kong) - 38 tỷ USD: Kwok Tak-seng đưa Sun Hung Kai Properties lên thị trường chứng khoán vào năm 1972. Từ đó, nó phát triển thành một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Hong Kong. Sau khi Kwok Tak-seng qua đời năm 1990, ba người con trai Walter, Thomas và Raymond cùng nắm quyền kiểm soát công ty. Năm 2008, Walter Kwok bị phế truất vì mâu thuẫn với anh em. Ảnh: Forbes. |
![]() |
3. Gia tộc Chearavanont (Thái Lan) - 37,9 tỷ USD: Chia Ek Chor rời miền nam Trung Quốc và khởi đầu cuộc sống mới ở Thái Lan vào năm 1921 với nghề bán rau giống. Gần 100 năm sau, con trai ông Chia là Dhanin Chearavanont nắm giữ chức chủ tịch Charoen Pokphand Group, một tập đoàn đa ngành khổng lồ, tập trung vào thực phẩm, bán lẻ và viễn thông. Ảnh: Retail News. |
![]() |
4. Gia tộc Hartono (Indonesia) - 32,5 tỷ USD: Oei Wie Gwan mua một thương hiệu thuốc lá vào năm 1950 và đổi tên nó thành Djarum. Công ty này dần vươn lên thành nhà sản xuất thuốc lá lớn nhất Indonesia. Sau khi ông Oei qua đời năm 1963, hai con trai Michael and Budi mở rộng đầu tư vào Bank Central Asia. Ảnh:Bloomberg. |
![]() |
5. Gia tộc Lee (Hàn Quốc) - 28,5 tỷ USD: Lee Byung-chull thành lập Samsung - một công ty xuất khẩu trái cây, rau và cá - vào năm 1938. Ông bước vào ngành điện tử năm 1969 khi lập Samsung Electronics và giờ nó trở thành nhà sản xuất chip nhớ và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Sau khi ông qua đời năm 1987, con trai thứ ba Lee Kun-hee tiếp quản công việc kinh doanh. Hiện tại, Jay Y. Lee, con trai của Lee Kun-hee giữ vị trí lãnh đạo tập đoàn. Ảnh: Pulse. |
![]() |
6. Gia tộc Yoovidhya (Thái Lan) - 24,5 tỷ USD: Chaleo Yoovidhya thành lập T.C. Pharmaceutical năm 1956 để bán dược phẩm. Sau đó ông mở rộng đầu tư vào hàng tiêu dùng và đến năm 1976 sáng tạo ra loại nước năng lượng Krating Daeng, hay còn gọi là Red Bull. Tài sản của gia tộc này chủ yếu bắt nguồn từ thành công của Red Bull. Chaleo qua đời năm 2012 và con trai Saravoot Yoovidhya giờ là CEO của TCP Group. Ảnh: Straits Times. |
![]() |
7. Gia tộc Mistry (Ấn Độ) - 21,1 tỷ USD: Gia tộc Mistry khởi nghiệp kinh doanh tại Ấn Độ vào năm 1865. Hiện tại, Shapoorji Pallonji Group kinh doanh trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kỹ thuật và xây dựng. Gia đình này cũng nắm giữ cổ phiếu của Tata Sons, công ty đứng sau Tata Group. Ảnh: Nikkei. |
![]() |
8. Gia tộc Sy (Philippines) - 20,9 tỷ USD: Henry Sy sinh ra tại Trung Quốc và đến Philippines năm 12 tuổi. Ông giúp cha mình bán gạo, cá và xà bông trước khi khai trương cửa hàng đầu tiên vào năm 1958. Từ một cửa hàng nhỏ ở Manila, SM Investments của nhà Sy dần phát triển thành một tập đoàn bán lẻ, tài chính và bất động sản lớn. Hiện nay, SM Investments quản lý 63 trung tâm mua sắm và 56 siêu thị. Ảnh: Forbes. |
![]() |
9. Gia tộc Chirathivat (Thái Lan) - 20,3 tỷ USD: Gia tộc Chirathivat kiểm soát Central Group, một trong những tập đoàn lớn nhất Thái Lan với hơn 50 công ty con. Khởi đầu của Central Group rất khiêm tốn, chỉ là một cửa hàng gia đình nhỏ ở Bangkok hồi năm 1947. Ảnh: Retailinasia/Centralgroup. |
![]() |
10. Gia tộc Kadoorie (Hong Kong) - 18,5 tỷ USD: Thập niên 1880, Elly Kadoorie và anh trai Ellis đến Hong Kong làm việc cho nhà Sassoon. Sau đó, họ lập công ty môi giới và bắt đầu thâu tóm cổ phần các công ty tài chính, bất động sản, điện lực... Giờ gia tộc Kadoorie nắm giữ Tập đoàn năng lượng CLP Holdings và Hongkong and Shanghai Hotels. Ảnh: SamTsang
|
An Chi
Tin liên quan
#gia tộc

Sự suy tàn của gia tộc họ Hu và bài học sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp gia đình
Đầu thế kỷ 20, trong giới doanh nhân người Hoa ở Đông Nam Á lưu truyền câu chuyện huyền thoại về “Tứ thiên vương”. Một trong số đó là Hu Wenhu kế nghiệp gia đình vực dậy một tiệm thuốc Yong'antang đầy nợ nần trở thành một thương hiệu dược phẩm đình đám. Tiger Balm Yong'an Tang Pharmacy và Tiger Leopard Brothers Co., Ltd. Mà Hu quản lý đều nổi tiếng trong và ngoài nước.

“Đế chế gia vị” 2,4 tỷ NDT của gia tộc Trung Quốc
Bắt đầu muộn màng năm 60 tuổi nhưng “bố già ngành gia vị” Wang Shouyi đã thu được nhiều thành tích đáng nể và là người sáng lập nên "Đế chế" gia vị nổi tiếng thứ hai trong nước.

Phương châm làm giàu của Andrew Mellon: “Đừng bao giờ dùng đến tiền vốn, hãy cố gắng chi tiêu chỉ 1% thu nhập”
Huyền thoại Andrew William Mellon - chủ ngân hàng, doanh nhân, nhà công nghiệp, nhà từ thiện, nhà sưu tầm nghệ thuật và chính trị gia người Mỹ đã có những lời khuyên để đời cho con cháu sau này.

Gia tộc giàu nhất thế giới kiếm 100 triệu USD mỗi ngày
Tài sản của nhà Walton liên tục tăng 70.000 USD/phút, 4 triệu USD/giờ và 100 triệu USD/ngày, hiện có 190,5 tỷ USD, thêm 39 tỷ so với 2018.

Các gia tộc giàu nhất châu Á sở hữu tài sản khổng lồ tới mức nào
Chưa thể so sánh được với các gia tộc Âu - Mỹ sở hữu khối tài sản lên đến hơn 100 tỷ USD nhưng các gia đình giàu nhất châu Á cũng xây dựng được những đế chế kinh doanh khổng lồ.

Khối tài sản khổng lồ của các gia tộc giàu nhất tại Mỹ
Tổng giá trị tài sản của 15 gia đình giàu nhất tại Mỹ là 618 tỷ USD, trong đó hơn một nửa thuộc về top 3...
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Ông chủ Ladoda - Đinh Quang Bào: Thành công là phải có đam mê và tâm huyết với nghề
Ở độ tuổi nhiều người bắt đầu ham hưởng thụ và nghỉ ngơi thì trong doanh nhân Đinh Quang Bào, Chủ tịch HĐQT Công ty may Ladoda vẫn rực cháy ngọn lửa nhiệt huyết, khát khao cống hiến và nỗ lực học hỏi không ngừng. Có lẽ, vì ngọn lửa ấy mà Ladoda liên tục duy trì tăng trưởng và giữ vững được vị trí về ngành hàng đồ da trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
Những nữ doanh nhân nổi bật trong lĩnh vực công nghệ Đông Nam Á
Cũng như nhiều lĩnh vực khác, kinh doanh và công nghệ do nam giới thống trị. Tuy nhiên, điều đó đang dần thay đổi khi ngày càng nhiều phụ nữ đóng vai trò quan trọng tại các công ty. Dưới đây là những nữ doanh nhân nổi bật trong lĩnh vực công nghệ Đông Nam Á như Tan Hooi Ling (Grab), Cheryl Yeoh (MaGIC), Rachel de Villa (Cropital)...
Tan Hooi Ling - Từ cô kỹ sư thiết bị đến "Nữ tướng" của Grab
Tan Hooi Ling không chỉ là nhà đồng sáng lập cùng với Tan Long mà còn là người điều hành từ nơi hậu trường, tạo nên sự thành công cho Grab, nhưng hơn hết là người xây dựng sự nghiệp cho giới nữ trong một ngành mà tưởng như chỉ nam giới mới làm được. Tại nhiều nước, đội ngũ nữ tài xế của Grab đã đông hơn nam giới, và đang chiếm nhiều vị trí lãnh đạo trong công ty.
Doanh nhân Nguyễn Xuân Quang – người đứng sau sự thành công của “con rồng phương Nam”
Khởi nghiệp từ một doanh nghiệp siêu nhỏ nhưng với sự quyết tâm mạnh mẽ cùng những cái “bắt tay chiến lược”, ông đã làm thay đổi xây dựng Nam Long trở thành một trong những doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam...
Chân dung Nguyễn Hà Đông - “cha đẻ” game Flappy Bird từng gây sốt toàn cầu
Năm 2014, Nguyễn Hà Đông là cái tên gây bão không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Thành công bất ngờ của trò chơi Flappy Bird giúp Nguyễn Hà Đông có mặt trong danh sách "10 triệu phú Internet đi lên từ con số 0" của tờ The Richest. Flappy Bird cũng nằm trong danh sách 25 ứng dụng được CNET đánh giá là có tầm ảnh hưởng nhất trong một thập kỷ qua...
TS. Đỗ Ngọc Chung: Nhà khoa học tạo nên những sản phẩm tuyệt với, nhà kinh doanh giúp nó có giá trị
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Chung, người vẫn được giới nghiên cứu khoa học gọi là "tiến sĩ giá đỗ, tăm tre". Tiến sĩ Đỗ Ngọc Chung là một doanh nhân khá đặc biệt. Xuất thân từ nhà khoa học, với số vốn khởi nghiệp ban đầu là 300 triệu đồng, chỉ nhờ bán thiết bị làm giá đỗ, Công ty TNHH Giải pháp Năng lượng Toàn Diện của vị Tiến sĩ đã có doanh thu hàng chục tỉ đồng trong 3 năm.
Doanh nhân Tạ Minh Tuấn - người tiên phong về mô hình "Bác sĩ riêng" tại Việt Nam
Năm 2011, nhờ sáng kiến phát triển hệ thống y tế tại nhà, Tạ Minh Tuấn được CSIP, British Council và World Bank chọn là một trong 15 doanh nhân xã hội tiêu biểu của Việt Nam. Năm 2015, ông lọt vào danh sách 30 người trẻ dưới 30 tuổi ảnh hưởng nhất Việt Nam của Tạp chí Forbes (Forbes 30 Under 30 Vietnam 2015) và tiếp tục lọt vào danh sách này ở phạm vi châu Á vào năm 2016 (Forbes 30 Under 30 Asia 2016).
Ông chủ Kềm Nghĩa - Nguyễn Minh Tuấn: Hãy trả lại cho cộng đồng khi bạn đã gặt hái thành quả từ họ
Đằng sau sự thành công như hiện nay, mấy ai biết được rằng; trước kia ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Kềm Nghĩa – chỉ là một thợ mài kềm nhỏ nhoi bên đường. Nhưng ông đã không vì thể mà dừng đi khát vọng phát triển bản thân và nâng tầm thương hiệu Việt.
Mary Terasa Barra - người phụ nữ quyền lực trong ngành sản xuất ô tô thế giới
Toàn bộ sự nghiệp của bà Barra gắn liền với General Motors. Năm 18 tuổi, bà theo học General Motors Institute và sau đó bắt đầu công việc của một kĩ sư nội bộ tại nhà máy Pontiac. Năm 2014, bà đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành và cũng là người phụ nữ đầu tiên nằm trong ban lãnh đạo một nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới. Ngay sau đó bà đã vươn lên đứng đầu trong danh sách 50 phụ nữ quyền lực nhất năm của Tạp chí danh tiếng Fortune.
Chân dung doanh nhân Phan Quốc Công - Cha đẻ dầu gội X-men
Câu chuyện khởi nghiệp của doanh nhân Phan Quốc Công xem ra cũng là điển hình của các doanh nhân trẻ thời nay: đi làm thuê để lấy kinh nghiệm, trước khi tự mình đứng ra làm chủ. Năm 1993, anh chàng kỹ sư điện tốt nghiệp Đại học Bách khoa Tp.HCM này bắt đầu công việc tại Tổng Công ty Dệt (nay là Tổng Công ty Dệt may Việt Nam). Thời gian đầu anh làm kỹ thuật, sau đó được chuyển về phòng xuất nhập khẩu và bắt đầu gắn bó với “nghiệp kinh doanh”...