Chính sách hạn chế COVID-19 từ Trung Quốc ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của Boeing

17:40 24/07/2022

Theo đại diện của Boeing, sự phục hồi của toàn ngành phụ thuộc vào các chính sách nới lỏng hạn chế COVID-19 của Trung Quốc - một trong những thị trường hàng không lớn nhất thế giới.

Hành khách chờ đợi chuyến bay của họ khi một chuyến bay China Eastern cất cánh từ đường băng của sân bay Bạch Vân vào ngày 25 tháng 3 năm 2022, ở tỉnh Quảng Châu, miền nam Trung Quốc. © AP

Một chuyến bay China Eastern cất cánh từ đường băng của sân bay Bạch Vân ở tỉnh Quảng Châu, miền nam Trung Quốc. Ảnh: AP.

Boeing vẫn tự tin có thể cạnh tranh ở Trung Quốc bất chấp các khoản bội thu gần đây của đối thủ Airbus và căng thẳng địa chính trị Mỹ-Trung.

Nhưng theo Ihhsane Mounir, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách tiếp thị và bán hàng thương mại của Boeing, sự phục hồi của toàn ngành phụ thuộc vào các chính sách nới lỏng hạn chế COVID-19 của Trung Quốc - một trong những thị trường hàng không lớn nhất thế giới.

Mounir nói với trang tin Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn tại Farnborough International Airshow ở Anh mới đây rằng: "Tôi muốn nói rằng hoạt động kinh doanh của chúng tôi và các mối quan hệ của chúng tôi với thị trường Trung Quốc đã vượt qua những thách thức về địa chính trị. Chúng tôi có thể vượt qua bất kỳ vấn đề tạm thời nào". 

Theo báo cáo Triển vọng thị trường thương mại của Boeing năm 2022 cho biết, Trung Quốc sẽ sẽ chiếm 21% lượng máy bay giao hàng mới cho đến năm 2041. Điều này khiến quốc gia này trở thành thị trường quan trọng đối với các nhà sản xuất máy bay như Boeing và Airbus.

Các nhà quan sát đã chỉ ra rằng căng thẳng Mỹ-Trung vẫn đang tiếp diễn và hai vụ tai nạn chết người của chiếc Boeing 737 Max gần đây là những lý do có thể khiến công ty Mỹ thất bại trong nhiều thỏa thuận. 

Ihssane Mounir, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách tiếp thị và bán hàng thương mại của Boeing, cảnh báo rằng sự phục hồi của ngành hàng không phụ thuộc vào việc Trung Quốc mở cửa trở lại. (Ảnh của Minoru Satake)
Ihssane Mounir, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách tiếp thị và bán hàng thương mại của Boeing, cảnh báo rằng sự phục hồi của ngành hàng không phụ thuộc vào việc Trung Quốc mở cửa trở lại. (Ảnh của Minoru Satake).

Tuy nhiên, Mounir đã hạ thấp thương vụ của đối thủ châu Âu Airbus với các hãng hàng không Trung Quốc hồi đầu tháng, được cho là trị giá hơn 37 tỷ USD. "Bạn không thể chỉ nhìn vào một giao dịch mà đánh giá hiệu quả hoạt động", ông nhận định. 

Bàn về lịch sử hoạt động 50 năm của Boeing tại Trung Quốc, ông nói: "'Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ sớm trở lại hoạt động kinh doanh bình thường ở Trung Quốc". 

Kể từ năm 1972, Boeing đã giao khoảng 2.000 máy bay cho Trung Quốc và hiện có hơn 1.800 máy bay Boeing trong đội bay của Trung Quốc, bao gồm cả những chiếc đang được cất giữ. Vào tháng 5 năm 2022, Airbus có tổng cộng hơn 2.070 chiếc phục vụ thị trường Trung Quốc.

Việc phục hồi hàng không sẽ không thể đến nhanh chóng bởi những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. 

Trong khi nhu cầu trong nước trên thực tế đã phục hồi về mức trước đại dịch ở những nơi như Mỹ và châu Âu, thì điều đó không xảy ra ở Trung Quốc. Ông Mounir nói rằng việc tiếp tục các lệnh hạn chế COVID-19 ở nước này đang cản trở sự phục hồi của khu vực châu Á vì nước này "rất quan trọng" đối với tất cả các loại hình giao thông hàng không, từ hàng hóa đến hành khách, kinh doanh đến du lịch của các nước trong khu vực.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, thị trường hành khách nội địa của Trung Quốc đã giảm 73,2% so với cùng kỳ vào tháng 5, với việc Tổng giám đốc Willie Walsh chỉ trích chính sách zero COVID của Trung Quốc là "lạc lõng so với các nước trên thế giới". Ông cho biết điều này dẫn đến "sự phục hồi chậm hơn đáng kể của du lịch liên quan đến Trung Quốc".

Mounir dự đoán rằng một khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế, nhu cầu sẽ tăng lên trong khu vực. Kỳ vọng của Boeing là vào năm 2024, ngành du lịch hàng không Trung Quốc sẽ phục hồi hoàn toàn, bao gồm cả những lượng khách quốc tế. 

Lyly