
Bộ LĐTB&XH: Trong tháng 6, cố gắng hỗ trợ người lao động tiền thuê nhà
Đến thời điểm hiện nay, giải ngân được khoảng 40 tỷ đồng cho hơn 10,000 lao động. Số này đang còn nhỏ so với yêu cầu là 6,600 tỷ đồng cho gần 4 triệu lao động, do đây là thời gian đầu.
Theo Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh, do các địa phương mới hoàn thành phê duyệt kế hoạch, chủ yếu phía Nam nhiều hơn. Đến thời điểm hiện nay, giải ngân được khoảng 40 tỷ đồng cho hơn 10,000 lao động. Số này đang còn nhỏ so với yêu cầu là 6,600 tỷ đồng cho gần 4 triệu lao động, do đây là thời gian đầu.
"Chúng tôi vừa đi đôn đốc các địa phương một số tỉnh miền Trung, Nam, Bắc để làm sao trong tháng 6 cơ bản lập được hết danh sách. Nhiều nơi muốn dồn ba tháng (4, 5, 6) lại nhận tiền 1 lần, nên làm còn chậm.

Đặc biệt, người lao động phải chủ động hơn. Vì người lao động phải chủ động viết đơn, có xác nhận của nhà trọ gửi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới có cơ sở lập danh sách.
Chúng tôi cũng đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động, Liên đoàn Lao động địa phương phát huy vai trò của công đoàn cơ sở đôn đốc các doanh nghiệp nhanh chóng lập danh sách gửi thẩm định" - Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cho biết, thời gian vừa qua, chúng ta đã ban hành một loạt chính sách về an sinh xã hội để bảo đảm cho người dân vượt qua đại dịch COVID-19 như những chính sách về tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, kể cả việc Nhà nước hỗ trợ hàng chục nghìn tấn gạo cho hàng triệu nhân khẩu vượt qua các đợt dịch.
Bên cạnh đó, khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn ra ở Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, có đến 2.2 triệu người từ thành phố, từ khu kinh tế trọng điểm về nông thôn. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có việc người lao động sợ dịch bệnh, thu nhập bị giảm sút nhưng đặc biệt là nhà ở. Họ thiếu nhà và tiền thuê nhà chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập của người lao động.
Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành chính sách trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội là hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trong mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế-xã hội, làm sao giữ chân được người lao động vì người lao động đã quay về thì đứt gẫy chuỗi cung ứng lao động là rất lớn. Do đó, cần phải giữ chân người lao động đang làm việc để họ tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp. Một số lao động đã về quê, đang cảm thấy lo ngại về nhà ở thì giúp họ quay trở lại.
PV
- HoREA đề xuất kéo dài thêm kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành công bố với nhà đầu tư
- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng 4,7 lần so với cùng kỳ
- WB: Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lại
- Thống đốc báo cáo Quốc hội về tái cơ cấu ngân hàng và sở hữu chéo
- “Doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới”
Cùng chuyên mục


WB: Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lại

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi: Chấn chỉnh tình trạng doanh nghiệp ôm đất dự án rồi bỏ hoang

WB phân tích những yếu tố tác động tới kinh tế Việt Nam thời điểm cuối năm

Hàng hoá Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào khi EU áp dụng CBAM từ 1/10/2023?

Nhìn nhận kinh tế Việt Nam sau 9 tháng, UOB điều chỉnh dự báo tăng trưởng
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...