Bát Tràng (Hà Nội): Nghề thư pháp nét đẹp truyền thống cần phải giữ gìn

08:21 08/04/2021

Khi nhắc đến Bát Tràng, người ta sẽ nghĩ đến ngay đến Gốm Bát Tràng, nhưng cái nghề đặc biệt hơn đó là viết chữ, lối viết theo thư pháp vào những sản phẩm Gốm.

Nơi đây hễ thấy người viết thư pháp là mải mê ngắm nhìn. Vào một buổi trưa hè vắng vẻ có những sinh viên cũng thấy tò mò mượn thầy cây bút lông loại nhỏ. “Thầy” vui vẻ đưa bút kèm theo một tờ giấy.

Một Thầy đồ kể rằng: Nhà tôi cũng như mọi nhà ở đây đều có nghề gia truyền làm gốm sứ. Sau “đổi mới”, lò nhà tôi bắt nhịp với thị trường cho ra những sản phẩm mỹ nghệ cao cấp. Một lần các em tôi ra được một lò toàn hàng đẹp. Tôi ngắm nhìn họa tiết được các họa sỹ vẽ trên bình rất tuyệt vời. Mấy câu thơ chữ Hán viết trên bình càng tăng thêm nét cổ kính và thẩm mỹ cho sản phẩm, mặc dù tôi không hiểu những dòng chữ Hán kia nội dung là gì. Và từ đó, những dòng thơ chữ Hán chẳng hiểu sao cứ in đậm vào trí óc tôi. Tại sao không phải là chữ Việt mà lại cứ phải là chữ Hán. Mãi sau tôi cũng tìm được lời biện minh cho lòng mình nguôi ngoai. “Thư, họa” vốn là cái đẹp đã được định hình cả ngàn năm rồi… 

  Các nghệ nhân viết chữ lên sản phẩm Gốm.

Có đêm giật mình với những sản phẩm nhà mình vì từ nhỏ tôi có được học chữ Hán đâu những chữ Hán viết trên thân bình làm tôi boăn khoan một nỗi niềm. Mấy năm gần đây, làng nghề Bát Tràng đã nắm bắt được quy luật cung cầu, sản phẩm của làng nghề theo thương lái, theo khách du lịch đi khắp thế giới. Chúng tôi đã hoàn thiện được mọi thứ để sản phẩm đạt để độ tuyệt hảo. Vậy là tôi bắt đầu đi học chữ Hán. Việc học chữ với tôi nhằm mục đích những dòng chữ viết trên sản phẩm nhà mình phải đúng về văn tự, ý nghĩa phải phù hợp với hoạ tiết, nội dung phải hay! Những lúc rỗi rãi tôi ra ngồi ở chợ, viết thư pháp cho khách thập phương để nâng cao tay nghề.

Băn khoăn nỗi niềm sao không phải chữ quốc ngữ?

Khi đến nhiều gia đình Việt đã treo từ chục, đến vài chục hoành phi câu đối (vừa làm xong) trong nhà nhưng rất ít chủ nhà đọc được. Khi hỏi, được nghe trả lời hồn nhiên: Nếu không thế thì còn đâu là nhà truyền thống nữa!

Lại có gia đình chép hoành phi câu đối ra chữ Quốc ngữ và đánh dấu từng đôi một, nếu có ai hỏi thì cứ việc mang giấy ra mà đọc. Đặc biệt là một số đình, chùa xảy ra hiện tượng những người hảo tâm cung tiến vào những công trình này rất nhiều hoành phi câu đối. Người cúng tiến do không biết chữ nên đi nhờ ai đó viết hộ. Người viết hoành phi câu đối hiện nay không có nhiều nên chữ không ra chữ. Người nhận cũng không hơn gì, cứ thấy “vàng son” là nhận. Đến các chùa chiền hôm nay, nếu người biết chữ Hán cảm giác thật là buồn, ấy là chưa kể đến nội dung khi dịch ra tiếng Việt chắc còn nhiều điều bất hợp lý hơn nữa.

Vũ Văn Tiến