Báo cáo Google: Việt Nam đứng đầu ĐNÁ về phát triển kinh tế Internet, với các mũi nhọn Thương mại
- Kinh doanh
- 09:38 07/10/2019
Theo báo cáo mới nhất từ Google, Temasek và Bain & Company, nền kinh tế Internet đang giúp cả khu vực Đông Nam Á “dậy sóng”, nhưng giữa cuộc đua với tốc độ trung bình lên đến 33%/ năm, Việt Nam và Indonesia đã vượt lên dẫn trước.
Tốc độ của người dẫn đầu
Báo cáo cho biết nền kinh tế số của cả khu vực Đông Nam Á vừa chạm đến cột mốc mới, vượt ngưỡng 100 tỷ USD lần đầu vào năm 2019, tăng 72 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2018, trong đó nổi bật nhất là Indonesia.
Với tổng giá trị 40 tỷ USD vào năm 2019, nền kinh tế Internet của Indonesia đã tăng gấp 4 lần kể từ 2015 với tốc độ phát triển trung bình 49% mỗi năm.
Giữ vị trí là nền kinh tế Internet lớn nhất và phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia hy vọng sẽ chạm mức 130 tỷ USD vào năm 2025.

Có thể dễ dàng nhận ra tốc độ "thần kỳ" trên đến từ 2 mũi nhọn: Thương mại điện tử và Gọi xe, với sự tham gia của cả thương hiệu trong nước và các "gã khổng lồ" ngoại quốc. Và không thể không nhắc đến sự hỗ trợ từ mảng thanh toán điện tử, mức độ thuận tiện ngày càng cao khiến thói quen mua sắm online, gọi xe và đặt món trực truyến ngày một phổ biến.
Indonesia tuy không có nhiều thương vụ gọi vốn thành công nhưng tổng giá trị lại vượt trội hơn hẳn. Chỉ tính đến thời điểm hiện tại, mức gọi vốn 4 tỷ USD kỷ lục của năm 2018 đã sắp bị vượt qua, dẫn đầu bởi các "kỳ lân" như Bukalapak, Gojek, Tokopedia và Traveloka.
"Gã khổng lồ" Grab còn làm thị trường sôi động hơn khi cam kết đầu tư "nhiều tỷ USD" vào thị trường Indonesia trong vài năm tới.
Bám ngay sau lưng Indonesia chính là Việt Nam, kể từ năm 2015, quốc gia "cờ đỏ sao vàng" đã liên tục duy trì mức tăng trưởng lên đến 38% mỗi năm. Đến cuối năm 2019, các chuyên gia dự báo nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm mức 12 tỷ USD, đóng góp 5% vào tổng GDP trên cả nước.

Tốc độ này đến từ 61 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, ngoài ra, trung bình người Việt dành đến 3 giờ 12 phút để sử dụng Internet mỗi ngày.
Không những phát triển nhanh, Việt Nam còn vươn lên trở thành nền kinh tế "số hóa" tốt nhất trong khu vực với sự lan tỏa mạnh mẽ của Thương mại điện tử, nổi bật là cuộc chiến giành thị phần của các thương hiệu "gà nhà" Sendo và Tiki, đối đầu với những "gã khổng lồ" ngoại quốc Lazada và Shopee.

Thị trường phát triển sôi động đã tạo nên một sân chơi đầy cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, dù hiện chỉ đứng ở vị trí thứ 3 (sau Singapore và Indonesia về tổng số vốn gọi được), Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục vươn lên.

Số vốn mà nền kinh tế Internet Việt Nam gọi được
Trong 4 năm vừa qua, nền kinh tế Internet Việt Nam đã gọi được gần 1 tỷ USD tiền vốn đầu tư, và năm 2019 được dự đoán sẽ trở thành một năm "phá kỷ lục".
Dù tự hào với tốc độ phát triển nhanh, nhưng cả Việt Nam và Indonesia vẫn không nên coi thường những rào cản về pháp luật, nhất là trong mảng gọi xe với tiềm năng phát triển còn lớn.
Song song đó không thể bỏ qua sự phát triển vượt bậc của Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Trên thực tế, tốc độ phát triển từ 20% đến 30% của 4 nước này dù đã bị Việt Nam và Indonesia làm lu mờ nhưng vẫn hết sức ấn tượng và có khả năng cạnh tranh với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới.
Những điểm nổi bật của nền kinh tế Internet Việt Nam
Cùng điểm qua những "mũi nhọn" mới của nền kinh tế Internet:

1. Thương mại điện tử
Tại Việt Nam, các nền tảng Thương mại điện tử lớn bắt đầu sử dụng các chiến lược truyền thông rất thú vị, chẳng hạn như trình chiếu trực tiếp những đoạn video "mở hộp" và "review" ngay trong ứng dụng, với sự tham gia của nhiều người nổi tiếng nhằm thu hút người xem.
Một số thương hiệu còn chủ động tạo điều kiện cho người mua và người bán vừa trao đổi, vừa "mặc cả" giá bán, kết hợp với nhiều chương trình đấu giá tương tác, tạo nên sự hấp dẫn rất lớn đối với người mua.
2. Sản xuất âm nhạc
Khu vực Đông Nam Á đã thoát cảnh "lệ thuộc" vào xu hướng âm nhạc và video của các nước phát triển phương Tây. Không những thế, nhiều nước ĐNÁ còn trở thành "công xưởng" sản xuất nội dung, tự mình chi phối xu hướng nghệ thuật giới trẻ trong nước.

Trong đó nổi bật là "siêu sao" Sơn Tùng, với hơn 1 tỷ lượt xem trên YouTube, chàng ca sĩ trẻ tuổi còn khiến cả giới nghệ thuật "phát sốt" khi tung ra MV với sự tham gia của rapper "huyền thoại" Snoop Dogg.
3. Công nghệ tài chính
Những công ty "thuần" công nghệ tài chính liên tục xuất hiện với mô hình hoặc công nghệ hoàn toàn mới so với các đối thủ trên thị trường. Trong đó nổi bật là ứng dụng "ví điện tử" Momo với khả năng giải quyết "dứt điểm" những khó khăn của mô hình tài chính truyền thống hiện tại ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Momo còn phải vượt qua 2 trở ngại lớn nếu muốn trở thành "ví tiền quốc dân", một là chi phí sở hữu khách hàng đang ở mức khá cao, hai là giá trị vòng đời khách hàng với sự cạnh tranh gay gắt của cả đối thủ hiện đại và truyền thống.
Khả năng trở nên ổn định tài chính và mở rộng bền vững cũng là những yếu tố quyết định sự sống còn của Momo.
Theo Thanh Sang
Tin liên quan
#kinh tế Việt Nam

Thủ tướng: Phải đi lên bằng “đôi cánh” một bên là khát vọng cường thịnh, một bên là chính sách và cơ chế phát triển
Theo người đứng đầu Chính phủ, trong thời gian tới, nền kinh tế phải đi lên với “đôi cánh”, một bên là khát vọng cường thịnh, một bên là chính sách, cơ chế phát triển và đi liền với đó là công nghệ.

Kịch bản và triển vọng kinh tế năm 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã dự báo năm 2021 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng theo 2 kịch bản. Kịch bản 1 tăng trưởng đạt mức 5,98%. Kịch bản 2 tăng trưởng đạt 6,46%.

Fitch Solutions dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng lên 8,6% trong năm 2021
Tổ chức nghiên cứu thị trường Fitch Solutions dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 8,6% trong năm nay, mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ.

Kinh tế Việt Nam: Khép lại một thập kỷ đầy tự hào, chờ đợi sự bứt phá
Khép lại một thập kỷ đầy tự hào với hàng loạt thành tựu mà Việt Nam đã đạt được, cũng như khép lại năm 2020 - một năm với vô vàn thách thức, khó khăn. Bước sang thập niên thứ 3, Việt Nam đã sẵn sàng trở thành ngôi sao sáng trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021
Trong thời gian tới, triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo.

VnDirect: Kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021
Khối Phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT vừa công bố báo cáo phân tích Chiến lược đầu tư 2021 với kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi nhanh hơn trong năm 2021.
Đọc thêm Kinh doanh
Làm thế nào để khoai lang Việt… lên ngôi xuất khẩu?
Giá khoai lang Việt xuất khẩu sang Nhật hiện đang ở mức cao hơn khoai lang Indonesia và đặc biệt, cao hơn khoai lang Trung Quốc gấp 3 lần.
SSI: Ngành hàng không dự báo có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021
SSI nhận định, hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021 khi các vaccine được phê duyệt và thị trường quốc tế sẽ phục hồi thực sự từ năm 2022.
Công bố thu hồi toàn quốc 2 lô mỹ phẩm vi phạm quy định
Hai lô mỹ phẩm gồm Kem thoa mặt IQ và SK8 Nano Whitening Nourishing Body Cleanse đã bị Cục Quản lý Dược đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc.
Lốp xe ô-tô xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá vào Hoa Kỳ
Ngày 30/12/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ nội dung phá giá trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe ô tô của Việt Nam và một số nền kinh tế khác.
Delta Airlines công bố mức lỗ kỷ lục trong lịch sử của hãng
Hơn 12 tỷ USD trong năm 2020 là mức lỗ theo năm lớn nhất trong lịch sử của hãng kể từ những năm 1924 vừa được Delta Airlines công bố.
Giá cả thị trường ngày 16/1
Tỷ giá USD tiếp tục tăng giá nhờ gói đề xuất của Tổng thống đắc cử Joe Biden, thị trường vàng thế giới hụt hơi, trong nước thẳng tiến mốc 57 triệu đồng... là diễn biến của ngày hôm nay 16/1.
Xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong việc tăng giá thuê tàu và container
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu kiểm điểm làm rõ và xử lý nghiêm theo luật định với trường hợp có các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu, container.
Xử phạt vi phạm hành về chính công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ngành Công Thương nỗ lực không để xảy ra tình trạng thiếu hàng dịp tết
Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, xử lý các biến động của thị trường.
Bia SAB Việt Nam... bị thâu tóm
Việc sáp nhập sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2021 và Bia SAB Việt Nam sẽ không còn tồn tại.