
Bạc Liêu thực hiện khát vọng xuất khẩu nông nghiệp bằng đa dạng sản phẩm và cạnh tranh cao
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 920 triệu USD năm 2022, tăng 18,54% so với năm 2021, tỉnh đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp.

Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, nhìn nhận Bạc Liêu vẫn là tỉnh nghèo, thuộc nhóm cuối của ĐBSCL. Do đó để đạt được mục tiêu trở thành tỉnh khá ở ĐBSCL trong 15 năm tới, Bạc Liêu cần phải bứt phá, đi tắt đón đầu. Phát triển ngành nuôi tôm công nghệ cao trở thành một trong những trụ cột quan trọng để tỉnh thực hiện được mục tiêu đó. "Nếu biết khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với xu hướng công nghệ mới, Bạc Liêu hoàn toàn có thể trở thành viên ngọc xanh bên bờ biển phía Nam của Tổ quốc. Do đó, cần tạo môi trường đầu tư tốt hơn nữa để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước" - ông Trung kỳ vọng.
Thể hiện quyết tâm cho mục tiêu to lớn này, tỉnh Bạc Liêu đã hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng các phương án duy trì sản xuất, kinh doanh, phù hợp với điều kiện bình thường mới; thực hiện tốt các quy định về giảm giá điện, giảm tiền điện cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, trong đó có 6 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đang bị đình chỉ xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc do bị cảnh báo bệnh thủy sản;
Theo dõi sát, kịp thời thông tin tới các doanh nghiệp về tình hình thông quan tại các cửa khẩu với Trung Quốc và tình hình đẩy mạnh nhập khẩu của các quốc gia khác, để các doanh nghiệp biết và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh hoạt động dự báo thị trường, phổ biến kịp các rào cản kỹ thuật thương mại để doanh nghiệp biết.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm các kho chứa hàng, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu; tập trung thu mua, chế biến các sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu mà tỉnh có tiềm năng như: tôm, lúa gạo, muối...
Đẩy nhanh tiến độ dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu và các vùng nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn nhằm đảm bảo yêu cầu và chất lượng, đáp ứng nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy sản xuất khẩu;
Chủ động mời gọi đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gạo xuất khẩu chất lượng cao, có quy mô lớn tại các huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Phước Long, Hòa Bình và thị xã Giá Rai theo quy mô khép kín từ đầu tư cho sản xuất đến thu mua, chế biến, bảo quản, xuất khẩu.
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, do hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn vẫn có quy mô nhỏ và vừa, nguồn vốn chủ yếu từ tín dụng ngân hàng, và nhiều yếu tố khác tác động. Tuy nhiên, với quyết tâm cao, tỉnh Bạc Liêu mong muốn không chỉ mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp mà còn hướng tới một nền kinh tế đa dạng sản phẩm, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế
Diệu Hồng (t/h)
- Hòa Bình: Nhiều chính sách ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp
- Lào ra thông báo ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam bởi dịch ASF đang bùng phát
- Bộ Y tế: Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
- Hà Nội: Không được yêu cầu công dân cung cấp thêm xác nhận cư trú
- Quảng Nam: Lần đầu tiên tổ chức ngày hội khinh khí cầu tại bờ biển Thăng Bình
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản