
An Giang và Đắk Lắk quảng bá Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Khách tham quan sẽ có dịp tìm hiểu về Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên với các hình ảnh, phim tài liệu, vật dụng sinh hoạt hàng ngày, nghi lễ cùng các bộ chiêng quý của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Sáng 12/9, Bảo tàng tỉnh An Giang phối hợp Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Xưa và nay” ” tại Bảo tàng tỉnh An Giang. Triển lãm diễn ra từ ngày 12/9 đến hết ngày 9/10.
Triển lãm có sự tham dự của ông Lê Văn Nưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang, ông Nguyễn Khánh Hiệp - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang và đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành, các Bảo tàng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Trần Quang Năm - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, đây là hoạt động văn hóa giàu ý nghĩa, qua đó nhằm giới thiệu đến đông đảo công chúng về giá trị di sản văn hóa được UNESCO vinh danh là “Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” vào năm 2005 và “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2008, là niềm tự hào của cả nước nói chung và Tây Nguyên nói riêng.

Các hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh An Giang.
Trong thời gian trưng bày, khách tham quan sẽ có dịp tìm hiểu về chuyên đề “Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Xưa và nay, với 76 hình ảnh, 4 bài viết, 1 phim tư liệu kết hợp với 2 nhóm hiện vật: vật dụng sinh hoạt hàng ngày của các tộc người thiểu số Tây Nguyên, nghi lễ (ché, cây cột rượu, nồi đồng,…) cùng các bộ chiêng quý của người Êđê, Jrai, M'nông, Sê Đăng, Bana nhằm làm nổi bật những giá trị văn hóa độc đáo của Cồng chiêng Tây Nguyên.
Chiều tối ngày 12/9, tại sân khấu ngoài trời Bảo tàng An Giang cũng đã diễn ra chương trình giao lưu, biểu diễn “Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên và âm nhạc dân gian Khmer tỉnh An Giang”. Chương trình do các nghệ nhân của Đoàn Ca múa Dân tộc tỉnh Đắk Lắk và đoàn nghệ nhân Khmer An Giang trình diễn các tiết mục văn nghệ, biểu diễn cồng chiêng, với các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên và dân tộc thiểu số Khmer tại tỉnh An Giang.
P.L
- Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
- Đà Nẵng: Thông qua nhiều Nghị quyết về phát triển thành phố trong thời gian tới
- Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
- Lý do gì khiến cựu CEO Twitter "bốc hơi" 526 triệu USD tài sản?
- Du lịch châu Á –Thái Bình Dương sẽ phục hồi 50% mức trước đại dịch trong năm nay
Cùng chuyên mục


Khánh Hòa: Chương trình Gala dinner chào mừng Liên hoan phim “Cánh diều năm 2021”

Top 25 Hoa khôi Sông Vàm 2022 duyên dáng cùng áo bà ba quảng bá du lịch tỉnh Long An

Lê Khánh Linh - Người đẹp thứ nhất xứ Tuyên 2022 dành toàn bộ giải thưởng giúp đỡ trẻ em nghèo

Xem tranh Đặng Mậu Tựu, “A! Ngày xưa” đây rồi…

“Áo dài heritage - The culture of tình thương”: Dự án mang ý nghĩa giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Ý
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?