
Algeria vẫn là thị trường còn nhiều dư địa để xuất khẩu cà phê
Algeria vẫn là thị trường còn nhiều dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai gần, cà phê vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta vào thị trường này.
Algeria là quốc gia không trồng cà phê nên phải nhập khẩu 100% để phục vụ nhu cầu trong nước. Hàng năm, Algeria nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại với trị giá 300 triệu USD. Cà phê được nhập dưới dạng thô, nhân xanh và được chế biến tại các nhà máy theo thị hiếu của người Algeria. Chủng loại cà phê Robusta chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Algeria với trên 85%. Những nước cung cấp cà phê chính cho Algeria là Việt Nam, Bờ biển Ngà, Indonesia, Brazil, Italia và Uganda.
Từ nhiều năm qua, cà phê vẫn luôn là mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam sang Algeria. Thị phần cà phê của Việt Nam tại thị trường này thường duy trì ở mức cao nhất, chiếm trên 50%. Năm 2018, xuất khẩu cà phê nhân xanh của nước ta sang thị trường này lên tới 74.120 tấn, kim ngạch đạt 99,68 triệu USD, chiếm tới 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria. Năm 2021, xuất khẩu cà phê sang Algeria đạt 56.545 tấn, giảm 6,8% về số lượng song kim ngạch đạt 99,68 triệu USD, tăng 6,3%. Trong cơ cấu xuất khẩu sang Algeria, cà phê vẫn là mặt hàng chủ lực của Việt Nam, chiếm tới 65% tổng giá trị xuất khẩu.
Đại diện của thương vụ Việt Nam tại Algeria cho biết, nước này chưa phải là thành viên của WTO nên thuế nhập khẩu khá cao. Hàng rào thuế quan của Algeria vẫn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt. Thuế nhập khẩu trung bình 30%, thuế VAT 19%, thuế đoàn kết 2%, chưa kể nhiều mặt hàng chịu thuế tiêu thụ nội địa 30% và thuế phòng vệ bổ sung với tỷ suất từ 30 - 100%. Nhằm giảm thâm hụt thương mại, bảo vệ sản xuất trong nước, chủ trương của chính phủ Algeria trong mấy năm gần đây là hạn chế nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư, liên doanh liên kết với nước ngoài để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu…
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Algeria, đây vẫn là thị trường còn nhiều dư địa cho cà phê Việt Nam và trong tương lai gần, cà phê vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu số 1 của nước ta vào thị trường này. Ngoài cà phê xô, doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến, hòa tan có giá trị gia tăng cao hơn.
Về lâu dài, với việc FTA lục địa châu Phi được thực thi, doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu cà phê sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Bờ biển Ngà, Uganda, Ethiopia, Tanzania và Madagascar do cà phê của những nước này được ưu đãi thuế.
Minh Châu
Cùng chuyên mục


Bình Dương: Khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Thái Bình Homecoming Day 2023: Hội chợ quốc tế đặc sắc với 220 doanh nghiệp tham gia từ những thương hiệu lớn Hàn Quốc và Việt Nam

Hòa Bình: Xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bột mì Nga "xâm nhập" thị trường Việt Nam

Cục Xúc tiến thương mại mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Bỉ
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh