Thứ năm 19/09/2024 11:14
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

7 khoản tiền phạt khủng nhất mà EU từng áp đặt đối với các công ty khổng lồ

12/10/2020 00:00
Ủy ban châu Âu gần đây đã phạt Google khoản tiền phạt 5 tỷ USD. Liên minh châu Âu cũng đã từng xử phạt các công ty khác vì tội lạm dụng tương tự và đây số tiền phạt lớn nhất mà EU từng áp dụng.
aa

Ủy ban châu Âu đã phạt Google 5 tỷ USD cho việc ưu tiên các ứng dụng riêng của mình trên các thiết bị Android so với các đối thủ cạnh tranh.

Mặc dù đây là khoản tiền phạt lớn nhất mà Google phải nhận cho đến nay, nhưng đây cũng không phải là lần đầu tiên Google bị phạt - hãng này vốn đã lập kỷ lục năm ngoái. Đây không phải là lần đầu tiên Liên minh châu Âu xử phạt một công ty vì lạm dụng vị trí độc quyền. Các công ty khác như Microsoft, Intel hay Qualcomm cũng từng bị phạt nặng.

Đây là 7 khoản tiền phạt chống độc quyền lớn nhất do EU áp đặt.

1. Google - 5 tỷ USD năm 2018

7 khoản tiền phạt khủng nhất mà EU từng áp đặt đối với các công ty khổng lồ - ảnh 1

Google yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại phải cài đặt sẵn Google Tìm kiếm và ứng dụng trình duyệt Chrome trên máy để truy cập cửa hàng ứng dụng của Google, Google Play - đây là một trong nhiều lý do khiến hãng công nghệ khổng lồ tiếp tục lập kỷ lục án phạt lên đến 5 tỷ USD.

Thanh tìm kiếm Apple, Android được sử dụng bởi khá nhiều nhà sản xuất điện thoại. Ủy ban châu Âu đã dành ba năm để xem xét liệu Google có lạm dụng vị trí độc quyền của mình để quảng bá các ứng dụng của riêng mình và hạ thấp các đối thủ cạnh tranh hay không.

Năm 2016, Ủy ban châu Âu chính thức cáo buộc Google lạm dụng hệ điều hành di động của mình để quảng bá các ứng dụng và dịch vụ của Google vào trong các kết quả tìm kiếm và đẩy các đối thủ cạnh tranh xuống dưới.

2. Google - 2.7 tỷ USD năm 2017

Brussels đã phạt tiền Google trước đó vào năm 2017 với tổng số tiền khổng lồ là 2,7 tỷ USD, mức cao kỷ lục cho đến mức phạt gần đây nhất của Google.

Các cuộc điều tra được bắt đầu sau khi Ủy ban châu Âu nhận được hàng chục đơn khiếu nại từ các đối thủ cạnh tranh cáo buộc rằng Google đã lạm dụng sự thống trị của mình trên thị trường tìm kiếm để mang lại lợi thế cho dịch vụ Google Shopping so với các nhà bán lẻ khác và tạo ra độc quyền đối với người tiêu dùng.

3. Intel - 1.45 tỷ USD năm 2009

7 khoản tiền phạt khủng nhất mà EU từng áp đặt đối với các công ty khổng lồ - ảnh 3

Năm 2009, nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới Intel đã bị Liên minh châu Âu tuyên phạt 1.45 tỷ USD vì vi phạm luật cạnh tranh của EU bằng cách lợi dụng vị thế thống trị, làm hạn chế sự chọn lựa của khách hàng. Hội đồng châu Âu (EC) cũng ra lệnh cho Intel phải lập tức chấm dứt các chiến thuật kinh doanh ở châu Âu nhằm loại bỏ đối thủ chính Advanced Micro Devices (AMD).

Tập đoàn Intel nắm khoảng 70% thị trường bộ vi xử lý máy tính (CPU) trên toàn cầu.

Intel đã kháng nghị và vào năm 2017, Tòa án Tư pháp châu Âu đã đình chỉ khoản phạt 1.45 tỷ USD và buộc phải đánh giá lại vụ việc.

4. Qualcomm - 1,2 tỷ USD năm 2018

7 khoản tiền phạt khủng nhất mà EU từng áp đặt đối với các công ty khổng lồ - ảnh 4

Apple và Qualcomm đã thành lập một thỏa thuận từ năm 2011 kéo dài cho đến năm 2016, thông qua đó Apple cam kết sử dụng chip của Qualcomm độc quyền trên các thiết bị iPhone và iPad của mình.

Đổi lại, Qualcomm đã chi trả hàng tỷ USD cho Apple để không sử dụng chip của các đối thủ cạnh tranh khác và khoản thanh toán sẽ dừng lại nếu Apple sử dụng chip của các đối thủ khác.

Ủy ban châu Âu đã phạt Qualcomm 1,2 tỷ USD vào tháng 1/2018.

5. Microsoft - 794 triệu USD năm 2004

7 khoản tiền phạt khủng nhất mà EU từng áp đặt đối với các công ty khổng lồ - ảnh 5

Microsoft đã bị phạt 794 triệu USD vào tháng 3/2004 vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Liên minh châu Âu cũng phán quyết rằng Microsoft cần cung cấp cho các nhà sản xuất máy tính với hệ điều hành Windows không có sẵn Media Player để người tiêu dùng có thể tùy ý lựa chọn các đối thủ khác.

Năm 2008, khoản tiền phạt đã tăng lên khi công ty không tuân thủ các thỏa thuận.

6. Servier - 582 triệu USD năm 2014

7 khoản tiền phạt khủng nhất mà EU từng áp đặt đối với các công ty khổng lồ - ảnh 6

Công ty dược phẩm khổng lồ Pháp, Servier, Teva và năm công ty dược phẩm khác đã bị phạt 582 triệu USD trong tháng 7/2014 vì đã đồng ý trì hoãn việc áp dụng phương pháp điều trị huyết áp phổ biến Perindopril.

Hành vi bất hợp pháp của Servier dẫn đến việc đưa Perindopril vào thị trường bị trì hoãn cho đến năm 2007, khi bằng sáng chế về phân tử của thuốc hết hạn vào năm 2003.

"Chiến lược của Servier là mua bán một cách có hệ thống mọi mối đe dọa cạnh tranh để đảm bảo luôn kiểm soát thị trường. Hành vi này rõ ràng là chống cạnh tranh và lạm dụng", Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cho biết.

7. Telefónica - 207 triệu USD năm 2007

7 khoản tiền phạt khủng nhất mà EU từng áp đặt đối với các công ty khổng lồ - ảnh 7

Hãng viễn thông khổng lồ Tây Ban Nha, Telefónica, đã bị phạt 207 triệu USD vì sự cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường băng thông rộng ở Tây Ban Nha.

Telefónica đệ đơn kháng cáo chống lại phán quyết với sự hỗ trợ của chính phủ Tây Ban Nha nhưng Tòa án Tư pháp châu Âu đã ủng hộ quyết định của Liên minh châu Âu.

PV (dịch từ Business Insider)

Tin bài khác
Sản lượng tiêu thụ của Thủy sản Vĩnh Hoàn lên mức cao nhất trong 2 năm qua

Sản lượng tiêu thụ của Thủy sản Vĩnh Hoàn lên mức cao nhất trong 2 năm qua

Trong bối cảnh xuất khẩu cá tra của Việt Nam chỉ tăng 12% trong tháng 8/2024 so với năm trước, Thủy sản Vĩnh Hoàn đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu đáng kể.
Phú Mỹ: Vươn tầm thành đô thị cảng biển- công nghiệp tầm cỡ trong khu vực

Phú Mỹ: Vươn tầm thành đô thị cảng biển- công nghiệp tầm cỡ trong khu vực

Cụm cảng Cái Mép - Thị Vải không chỉ là cảng cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ mà còn là cảng đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất cả nước nước và có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới.
Khải Hưng Corp trao kinh phí ủng hộ đồng bào lũ lụt do bão Yagi

Khải Hưng Corp trao kinh phí ủng hộ đồng bào lũ lụt do bão Yagi

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, Tập đoàn bất động sản Khải Hưng (Khải Hưng Corp) đặt ra nguyên tắc phát triển doanh nghiệp cần song hành cùng trách nhiệm xã hội.
Hồi kết buồn của hãng đồ gia dụng Mỹ 78 năm tuổi Tupperware

Hồi kết buồn của hãng đồ gia dụng Mỹ 78 năm tuổi Tupperware

Ngày 17/9, hãng đồ gia dụng Mỹ Tupperware nổi tiếng với các sản phẩm hộp đựng thức ăn đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, do số lượng đại lý bán hàng giảm mạnh.
“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á

ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi của mình với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son