
37 dự án chậm triển khai, Hà Nội kiến nghị thu hồi hơn 1.800 ha đất
Hiện có 37 dự án với tổng diện tích 1.878,7 ha đất được kiến nghị trình UBND thành phố Hà Nội thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án.
Ngày 9/8, Ban Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức họp bàn về giải pháp thực hiện.
Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, trong quý II và tháng đầu quý III năm nay, Tổ công tác liên ngành thành phố đã tổ chức làm việc với UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án.
Đối với 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Tổ công tác báo cáo UBND thành phố chấm dứt hoạt động dự án theo quy định đối với 7 dự án trong số 68 dự án đã xử lý xong; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý 67 dự án.

Với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất , đến nay, đã xử lý xong 213 dự án, trong đó, 105 dự án với tổng diện tích 299 ha đất; sau thanh tra, kiểm tra, chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại, đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai.
37 dự án với tổng diện tích 1.878,7 ha đất được kiến nghị trình UBND thành phố thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án. 71 dự án với tổng diện tích 12,3 ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, Hà Nội quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn; xác định bổ sung số tiền nộp thêm tương ứng với thời gian gia hạn 24 tháng là 371,115 tỷ đồng.
Với 191 dự án còn lại, tổ công tác liên ngành thành phố đã tổ chức làm việc trực tiếp với từng quận, huyện, thị xã để phân loại thành 9 nhóm dự án và phân công các đơn vị tập trung thực hiện.
Hiện UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục đề xuất xử lý 173 dự án còn lại. Sở Tài nguyên và Môi trường đã phân loại, phân công thực hiện xử lý số dự án này thành 7 nhóm cụ thể. Sau đó, UBND thành phố phân công các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã xử lý đối với từng nhóm.
Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị các đơn vị liên quan cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành, đẩy nhanh tiến độ xử lý, thực hiện các nội dung đảm bảo kết quả, xử lý dứt điểm, tổng hợp báo cáo kết quả theo tháng, quý và lũy kế báo cáo chung kết quả trong quý IV tới.
P.V
- Nhà ở xã hội - "miếng bánh" không dễ xơi. Bài XII: Nhà ở xã hội là giải pháp quan trọng của thị trường bất động sản
- Apple giải thích việc ưu tiên Google làm công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone
- Sợ mua phải mỹ phẩm giả, nữ doanh nhân mở doanh nghiệp riêng, gọi vốn thành công 225 triệu USD
- Indonesia chính thức siết chặt hoạt động giao dịch thương mại điện tử
- Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ
Cùng chuyên mục


Cụm Công nghiệp Tú Phương - Cơ hội vàng đầu tư hoàn hảo tại khu vực Nam Bộ

VCCI đề nghị xem xét lại nhiều nội dung trong dự thảo Luật Đất đai

Một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Sai phạm đất đai và khoáng sản, Bất động sản Thái Công bị xử phạt

Bộ Tài chính: Quản lý các khoản thu từ kinh doanh thương mại điện tử, chống chuyển giá, trốn thuế thu từ bất động sản
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"