Thái Cực Hoa Giáp là gì?

00:00 12/10/2020

Doanhnghiephoinhap.vn đã đăng tải bài phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thạch - Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực III, tác giả của công trình nghiên cứu Hằng Số Luân Hồi và Thái Cực Hoa Giáp (HSLH&TCHG), được giới chuyên môn đánh giá rất cao về giá trị ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống, là nền tảng cho phong thủy thời đại mới tới hàng nghìn năm sau, đã giải đáp một trong những vấn đề chưa có lời giải về quan hệ diệu kỳ giữa vụ trụ và số phận con người. Vậy Thái Cực Hoa Giáp là gì? Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thạch giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

 Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thạch - Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực III, tác giả của công trình nghiên cứu Hằng Số Luân Hồi và Thái Cực Hoa Giáp (HSLH&TCHG)

Có một số vấn đề cơ bản cần phải bàn trước khi trả lời cho câu hỏi “Thái cực Hoa giáp” là gì. Đó là khái niệm: Nguyên lý “Thuận tự nhiên”; nguyên lý “Dung thông vô ngại”; tư duy dạng “Vi phân pháp”; Bảng “Hoa giáp” v.v…

Trong đời thường, ví dụ về nguyên lý “Thuận tự nhiên”: Cho dù bạn là ai, muốn hay không thì buổi sáng mặt trời vẫn mọc, buổi chiều mặt trời vẫn lặn. Bạn là ai; dân tộc nào; quốc tịch gì; học vấn cao thấp thế nào; hoàn cảnh sống sướng, khổ ra sao;  theo tôn giáo gì v.v… thì cũng không thể có riêng cho bạn một ngày dài hơn, hoặc ngắn hơn so với người khác. Trình tự cấu trúc một cái cây thuận tự nhiên thường là: Rễ cây – Gốc – Thân – Cành – Lá – Hoa – Quả - Hạt v.v… Một ngày đêm trái đất thông thường thuận tự nhiên luôn kéo gần như nhau, khoảng 12 canh giờ, tức là 24 giờ. Tuy nhiên, cũng có một số hiện tượng trái ngược với những quy trình thuận đó sẽ thuộc về nguyên lý “Dung thông vô ngại” thường gọi là hiện tượng “Vạn thù quy nhất bản – Nhất bản tán vạn thù”.Tạm dịch: “Một có trong tất cả, tất cả có trong một”. Ví dụ: Hoa Ngọc Kỳ Lân (Hoa Sala) mọc ra từ thân, từ ngọn, từ cành; quả sung mọc ra từ gốc, từ cành; riệu là nước, nhưng khi ta uống thì lại thấy nóng trong người v.v… Nhưng xét cho cùng “Dung thông vô ngại” cũng là “Thuận tự nhiên” nhưng theo chiều khác với nhận thức thông thường về thế giới khách quan mà thôi.

Tư duy dạng “Vi phân pháp” - Là một trong những phương pháp tiếp cận với thế giới bên ngoài nhằm mục đích thấu hiểu chúng, sau đó khuất phục chúng theo ý đồ của con người bằng cách tưởng tượng là chúng ta đang chia nhỏ nó ra, sau đó cộng các phần nhỏ của chúng lại. Hình ảnh về đối tượng nghiên cứu sẽ là hình ảnh mà chúng ta thu được từ cách ghép từng mảnh nhỏ lại với nhau theo một trình tự nhất định.

 Ví dụ: Bất kỳ bức ảnh chụp nào cũng được ghép lại bởi các điểm ảnh, bức ảnh nào càng có nhiều điểm ảnh, thì bức ảnh đó càng sắc nét. Khi cho vào máy vi tính và Scan lớn lên chúng ta sẽ thấy mỗi điểm ảnh đó cũng chỉ là một hình vuông thông thường có 4 đỉnh mà chiều dài mỗi cạnh hình vuông là khoảng cách giữa 2 điểm ảnh. Với sự tiến bộ của khoa học ngày nay, khoảng cách đó chỉ còn khoảng 80 nano mét (1 Nanômet bằng một phần tỷ mét). Đi theo xu hướng nghiên cứu này, khoa học có tên là ngành “Micro”. Còn đi theo chiều hướng ngược, khoảng cách giữa thiên hà, vũ trụ tính bằng tốc độ của ánh sáng – được gọi là ngành khoa học “Macro”. Tư duy dạng “Vi phân pháp” vẫn đang ngự trị ở cả 2 ngành khoa học này, vì kết quả của nó vẫn chỉ là những con số mà thôi, dù cho số rất nhỏ, hay số rất to thì bản chất vẫn không thoát khỏi tiên đề: 1+1 = 2; A+B = B+A; cạnh hình vuông vẫn thuộc tiên đề Ocơlít “Trong mặt phẳng, qua 2 điểm chỉ có thể vẽ được một và một đường thẳng mà thôi”; tốc độ ánh sáng thuộc hệ đếm, thuộc tiên đề toán học, vẵn thuộc tư duy dạng “Vi phân pháp” – Chia nhỏ, cộng lại.

Bảng “Hoa Giáp” về bản chất giống như cái thước đo, trong đó đơn vị đo là “Bản mạng”. Trên cơ sở lý luận của thuyết “Âm Dương Ngũ Hành”, theo thói quen, một trong những nền tảng dự báo học phương Đông chính là Bảng “Lục Thập Hoa Giáp” (Bảng LTHG). Bảng LTHG như một quy ước định danh và nạp Ngũ Hành (5 Hành như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) cho tất cả vật, sự vật, hiện tượng. Cấu trúc Bảng LTHG như một hệ đếm cơ số 60. Mỗi tên gọi của cơ số đếm đại diện cho một hay một nhóm vật, sự vật, hiện tượng, thuộc tính v.v… Ví dụ như: Tuổi Canh Tý; Năm Mậu Thân; Tuổi Giáp Ngọ; Mạng Thiên Thượng Hỏa; Hành Mộc(s); Mạng Hải Trung Kim; Mạng Mộc(v) v.v….Chúng ta có thể gặp rất nhiều tên gọi như vậy, nhưng thực chất chỉ có 60 nhóm danh xưng  mang tính độc lập tương đối với nhau xét từ góc độ bản chất “Ngũ Hành” và tên gọi trong nhóm. Về thời gian tính theo năm, chu kỳ lặp lại của nhóm danh xưng này là 60 năm nên được gọi là một vòng Hoa Giáp, nói chính xác -  Vòng Lục Thập Hoa Giáp

Bảng LTHG có từ xa xưa, chúng ta đã vận dụng trong dự báo học, nhưng thực sự nó có còn là viên gạch cơ sở để lựa chọn nhân sự, cưới hỏi, chọn màu sắc phù hợp hay không thì chưa có ai dám khảng định. Tất cả đã bị bao phủ bởi màn huyền bí của ngôn từ không thể hiểu hết dạng sấm truyền, dạng suy diễn kiểu “Kinh dịch”, bằng kinh nghiệm “dân gian”, bằng “Lệ làng” v.v... Hiện nay chưa có công trình thống kê nào nói về những trường hợp Tứ hành xung trong hôn nhân nhưng vẫn thành đạt và hạnh phúc, nhưng thực tế chúng ta có thể kiểm chứng được. Chỉ có một điều trắc chắn, đối với các thầy có kinh nghiệm, việc loại trừ những điều phi lý và sai sót trong Bảng LTHG như đã nói bên trên, đặc biệt là việc phải đảo vị trí của 12 Hành Thủy và 12 Hành Hỏa cho nhau là một việc đã từng làm, nhưng không thể lý giải được trước khi Thái Cực Hoa Giáp ra đời, nhất là trong việc phân kim nhà đất và chấm số tử vi. Việc nạp hành sai giữa Thủy và Hỏa sẽ mang lại hậu quả khôn lường.

Ví dụ: Theo lý Ngũ hành tương sinh, nếu chúng ta nghĩ rằng mình mạng Hỏa thì màu phù hợp sẽ là xanh hoặc đỏ, tuy nhiên nếu nghĩ rằng mình mạng Thủy thì sẽ là màu trắng hoặc đen, hoặc trong hôn nhân, nếu đổi Thủy - Hỏa cho nhau thì cặp vợ chồng 1976 (Bính Thìn) và 1982 (Nhâm Tuất) từ “khắc” (Thìn – Tuất – Sửu – Mùi)  sẽ biến thành “sinh” (Nhâm Tuất tương sinh cho Bính Thìn, vì Hỏa sẽ sinh Thổ) và ngược lại nếu không đổi hai hành Thủy – Hỏa cho nhau thì Bính Thìn sẽ trở thành xung khắc với Nhâm Tuất, vì Thổ sẽ khắc Thủy; Theo nguyên lý thuận tự nhiên, Thái Cực Hoa Giáp đã chứng minh rằng: Trong Bảng Lục Thập Hoa Giáp có tất cả 12 cặp Thủy – Hỏa tương tự như trên phải hoán đổi vị trí cho nhau.

Đối với đời sống văn hóa Á Đông, Bảng LTHG và nguồn gốc của nó là bài toán lớn cần có lời giải. Có thể gọi là bài toán “Thiên niên kỷ” của dự báo học. Do vậy, tạm thời hàng nghìn năm nay trong tất cả các công trình nghiên cứu, Bảng LTHG mặc nhiên được thừa nhận, và được coi là: “Sách xưa viết vậy” - Tin mà không chứng minh.

Chính vì thế, giải bài toán “Thiên niên kỷ”, chỉ ra bản chất của các Bảng Hoa Giáp, xây dựng Bảng Hoa Giáp phù hợp với thời đại số hóa ngày nay là nhiệm vụ cấp thiết và hữu ích mà công trình nghiên cứu: “Hằng Số Luân Hồi và Thái Cực Hoa Giáp” đã kỳ vọng đạt được.

Áp dụng một số nguyên lý, trong đó có “Nguyên lý Thuận tự nhiên”, “Nguyên lý Dung thông vô ngại”; triển khai “Thuyết luân hồi nhân quả” của Phật Giáo; vận dụng tư duy dạng “Vi phân pháp” của khoa học phân tích Tây phương; kết hợp tinh hoa khoa học tổng hợp phương Đông; lấy truyền thống tin vào thuyết Âm – Dương – Ngũ hành làm mô hình trực quan; coi nhân tâm là giới hạn không gian nghiên cứu; lấy chấp nhận hướng tới gải thoát tâm thân làm gốc tọa độ; lấy tuệ giác thiền định làm công cụ tiếp cận thế giới khách quan; bài toán “Thiên niên kỷ” liên quan đến Bảng LTHG đã có lời giải.

Thuyết AD5H là một học thuyết của nền văn minh lúa nước, được hình thành theo nguyên lý “Thuận tự nhiên”; là công trình được xây dựng trên cơ sở tư duy “Dạng vi phân pháp” nhằm diễn hiện nhân sinh quan, thế giới quan của con người Á Đông.

Bảng Hoa Giáp là công cụ để dự báo nhằm tăng cường khả năng đấu tranh sinh tồn của con người theo định hướng ngộ ra bản thân cùng với việc xác định được hành vi  phù hợp để giải phóng năng lực tâm– thân của chính mình. Một trong những tấm gương để mọi người noi theo khi muốn thoát khỏi bệnh tật, khổ đau là Đức Thích Ca Mâu Ni– Nguyên Thái tử của vương quốc Ấn Độ xưa kia .

Việc hoán đổi vị trí  Hành Thủy và Hành Hỏa cho nhau trong Bảng LTHG là cần thiết nếu chúng ta tuân theo theo Nguyên lý “Thuận tự nhiên” để dự đoán. Tuy nhiên, Bảng LTHG được hình thành theo Nguyên lý “Dung thông vô ngại”, nên vận dụng LTHG để dự báo đòi hỏi độ thông tuệ khác, thích hợp với những thiền sư đã qua cảnh giới “Định - Tuệ”.

Tóm lại: Thái Cực Hoa Giáp là công cụ định vị chu trình cân bằng động của thái cực con người trong hệ mặt trời; là mô hình toán diễn hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan của con người Á Đông trong chiều vận khí Ngũ hành tương sinh của hệ mặt trời.

Thái Cực Hoa Giáp truyền thống là trường hợp riêng của TCHG triển khai trong hệ mặt trời. Gọi là Thái Cực Hoa Giáp truyền thống vì hệ thống mô tả bản thân nó và ứng dụng mô tả đó vào cuộc sống được thể hiện trong hệ tọa độ với các khái niệm đã biết như: Âm- Dương; Ngũ hành; Tứ Trụ thời gian; Tọa độ Can- Chi.

 Thái Cực Hoa Giáp truyền thống, ký hiệu là chữ “T”  được viết như sau :

 T = (2.1013-5-5-5-15)-(60)

Nguyên lý “Thuận tự nhiên” là cội nguồn cho một số hệ quả ứng dụng: Thứ tự Ngũ hành tương khắc: Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Ngũ hành tương sinh: Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ. Nguyên lý “Dung thông vô ngại” cho phép chuyển Bảng LTHG thành Bảng Lạc Thư Hoa Giáp và ngược lại Lạc Thư Hoa Giáp thành LTHG. Việc này có thể thực hiện trong quy tắc Bàn tay trái tìm bản mạng bằng cách thay thế Hành Thủy (Ngón tay trỏ) bằng Hành Hỏa (Ngón tay giữa) và ngược lại.

Chuyển thói quen sử dụng Bảng LTHG, Bảng Lạc Thư Hoa Giáp trong dự báo học sang Thái Cực Hoa Giáp về hình thức giống như chuyển khái niệm hình học phẳng sang hình học không gian; hoặc tương tự như việc thay thế cách nhìn nhận phiến diện, siêu hình bằng quan niệm toàn diện, biện chứng trong triết học.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thạch