Nghịch lý Uber và uy lực đáng gờm của MSCI

00:00 12/10/2020

Thị trường tài chính thế giới đang có những "khúc cua" ngặt đến mức lách qua hết tất cả những quy luật kinh tế thông thường...

Tọa lạc tại tầng 66 của tòa nhà trung tâm tài chính hoành tráng nhất Hong Kong là trụ sở của China Ding Yi Feng Holdings (DYF) - một công ty đầu tư đang làm ăn bết bát, triền miên trong thua lỗ.

Nhưng trong vòng 5 năm qua, cổ phiếu của công ty này liên tục “đội mũ xanh” trong sự ngỡ ngàng của giới đầu tư cổ phiếu trên sàn chứng khoán, giới chức Hồng Kông bày tỏ quan ngại thị trường tài chính nơi này mất uy tín trầm trọng vì diễn biến không thể nào giải thích được theo quy luật kinh tế thông thường!

Cụ thể, giá trị cổ phiếu của DIF đã tăng 86 lần trong vòng 5 năm, đạt mức cao nhất thế giới. Người ta nghi ngờ có bàn tay thao túng lũng đoạn giá, Hồng Kông phải tạm ngưng giao dịch cổ phiếu này để tiến hành điều tra.

Cổ phiếu

Cổ phiếu "phi mã" của DYF khiến thị trung tâm tài chính Hong Kong ngỡ ngàng!

Tương tự, ứng dụng gọi xe Uber từng là startup có giá trị lên đến 72 tỷ USD, nhưng sau đó vấp phải rất nhiều rắc rối pháp lý trên toàn cầu, tại Đông Nam Á, Uber phải “bán mình” cho Grab vì không thể cạnh tranh nổi.

Tại những nơi khác, sau 5 năm kinh doanh, Uber lỗ ròng 1,2 tỷ USD, được mạnh danh là kẻ “đốt tiền”. Công ty này vừa trình hồ sơ lên Uỷ ban chứng khoán Mỹ để đăng ký bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng.

Giới chuyên gia đánh giá đây là cú chào sàn khủng khiếp nhất lịch sử làng công nghệ, khi IPO Uber được định giá lên đến…120 tỷ USD! Số tiền tương đương với tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia tầm trung ở châu Phi với dân số khoảng 50 triệu người.

Uber không ngoại lệ

Uber không ngoại lệ

Có hay không bàn tay thao túng giá thị trường chứng khoán quốc tế? Thế lực nào đủ mạnh để “kích” cổ phiếu của một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thành ngôi sao sáng rực trên sàn chứng khoán?..., có rất nhiều câu hỏi đại loại như vậy.

Trên thị trường tài chính quốc tế không ai không biết đến cái tên sừng sỏ Morgan Stanley - một trong những thể chế tài chính lớn nhất lịch sử nhân loại, nhưng từ điển mở Wiki không có nhiều thông tin về ngân hàng này ngoài địa chỉ tại Mỹ, thành lập năm 1935 và tổng tài sản “khủng” 807,60 tỷ USD!

Từ năm 1935 đến nay có rất nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính nhưng chưa một lần người ta thấy sự nao núng của đế chế tài chính này, làm liên tưởng đến gia tộc Roshchilds bí ẩn - được cho là “tay hòm chìa khóa” của kinh tế toàn cầu.

Sức mạnh kèm theo sự bí ẩn giúp Morgan Stanley có tiếng nói quyết định đến thị trường tài chính quốc tế, chỉ số MSCI (Morgan Stanley Capital International) là một ví dụ.

MSCI là công ty chuyên cung cấp dịch vụ phân tích tài chính, xây dựng các chỉ số tham chiếu cho nhà đầu tư, nói một cách dễ hiểu mọi “khuyến nghị” của MSCI là “khuôn vàng thước ngọc” cho giới đầu tư cổ phiếu. Dĩ nhiên, điều đó không chỉ được mang lại bởi uy tín và hình ảnh công ty mà không thể có những tác động cả “tinh vi” lẫn “thô bạo” vào thị trường!?

Hiện tại các chỉ số của MSCI được nhiều nhà đầu tư tham chiếu với tổng giá trị tài sản hơn 10.000 tỷ USD, trong đó 1.600 tỷ USD tham chiếu đến chỉ số MSCI EM Index (chỉ số thị trường mới nổi).

Trước đây Việt Nam có hai mã cổ phiếu là ROS và SAB lọt vào “rổ” của MSCI Frontier Markets Index - loại thị trường cận biên, thấp nhất trong 3 loại thị trường được MSSI xếp hạng. Đến tháng 5/2018 là 5 cổ phiếu gồm: CII, HCM, PAN, VPI và GEX.

Như vậy, bất kỳ cổ phiếu nào lọt vào “bảng vàng” của MSCI đều “đội mũ xanh” bất chấp hiệu quả kinh doanh ra sao!?

Với trường hợp của DYF, nguyên nhân được chỉ ra là từ tháng 11/2018 khi cổ phiếu này đạt qui mô vốn hóa và thanh khoản đủ lớn để được đưa vào các bộ chỉ số MSCI, và các quỹ đầu tư thụ động có nghĩa vụ phải mua DYF để mô phỏng biến động chỉ số tham chiếu MSCI.

Lãnh đạo DYF hầu như “cấm cửa” với báo chí, Sở giao dịch chứng khoán và Uỷ ban chứng khoán Hồng Kông đều từ chối bình luận về hiện tượng DYF.

Và nguyên nhân cuối cùng đã rõ: MSCI cho biết tổ chức này sử dụng các tiêu chí định lượng như giá trị vốn hóa thị trường, tỉ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng và thanh khoản khi lựa chọn cổ phiếu vào các chỉ số của mình. MSCI không đánh giá tiêu chí lợi nhuận, triển vọng tăng trưởng hay “bất cứ tiêu chí chủ quan nào khác”.

Hiện chưa rõ còn đường nào dẫn cổ phiếu Uber tới đỉnh vinh quang, nhưng rất có thể họ đã lọt vào “mắt xanh” của MSCI thông qua giá trị vốn hóa, tự do chuyển nhượng và thanh khoản…

Nhưng, nhà đầu tư vào Uber hiện tại đều là những nhân vật “cộm cán”, trong đó có Qũy đầu tư Arabs được hậu thuẫn bởi Thái tử Mohamed bil Salmam, Benchmark Capital…

Từ hai sự việc này có thể thấy chủ nghĩa độc quyền trong thế giới tư bản thực sự mạnh đến mức nào. Đó là thủ phạm giết chết tự do cạnh tranh mà những bộ óc vĩ đại nhất cũng không thể giải quyết.

Sự độc quyền không còn thể hiện bằng chủ nghĩa bảo hộ truyền thống, mà nó tác động ngay ở điểm khởi đầu của một quá trình kinh doanh.

Điều đó còn giải thích vì sao Facebook hết lần này đến lần khác dính bê bối mà không hề hấn gì. Phải chăng, thứ mà các "siêu doanh nghiệp" này nắm giữ không chỉ là tiền mà còn cả bí mật kinh doanh, danh tính, sự nghiệp chính trị của những "siêu VIP"...?

Trương Khắc Trà