“Bố già” Amancio Ortega: Từ người thợ may bỏ học năm 13 tuổi đến ông chủ đế chế Zara ngày nay và nh

00:00 12/10/2020

Đế chế Zara thành công ngày nay của Ortega và ông luôn có những bí quyết riêng cho mình.

Vào năm 2017 khi danh sách những người giàu nhất thế giới được công bố, cả thế giới không khỏi bất ngờ bởi người chiếm vị trí số 1 năm ấy, vượt qua cả BillGates người nắm giữ vị trí này trong hơn 2 thập kỷ. Cả thế giới nhắc tên ông, người đàn ông đã thay đổi những định kiến về ngành công nghiệp thời trang, không ai khác đó chính là người sáng lập ra nhà mode Zara Tây Ban Nha Amancio Ortega, ở thời điểm đó ông đang nắm giữ khối tài sản ròng lên đến 79,5 tỷ USD, còn Bill Gates là 78,5 tỷ USD.

Ông là người con thứ 4 được sinh ra trong một gia đình có bố mẹ làm công nhân, vào năm ấy cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha rơi vào căng thẳng và gần như trên bờ vực không thể cứu vãn. Cha ông là một người công nhân sửa chữa đường sắt, một gia đình với 6 miếng ăn là một điều khó khăn với người đàn ông ấy khi các khoản chi tiêu chỉ trông mong vào những đồng lương ít ỏi. Năm 8 tuổi, Ortega chuyển đến La Coruña, một thành phố cảng nghèo, trị an lỏng lẻo và những tệ nạn buôn lậu, nơi chứa chất những kẻ du thử du thực, thời điểm đó người ta gọi cảng này là "vùng đất hỗn loạn".

Tromg hồi ức của Ortega, vào một buổi chiều năm 1948, mẹ của ông dắt ông đến một tiệm tạp hóa, ông chủ ở đó nói với bà "Này chị, tôi không thể cho chị mua chịu được nữa". Đứa trẻ Orgeta khi ấy cảm thấy rất xấu hổ khi phải nghe câu nói đó và thế là năm 13 tuổi ông đã phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình. Có lẽ đây là một cái duyên và là nền tảng để ông đến với lĩnh vực thời trang, ông học nghề và làm tại một tiệm may nhỏ, công việc hàng ngày là phụ trách vận chuyển các trang phục và vải vóc. Một ông chủ quán ba ở gần tiệm may Ortega làm nhớ lại năm ấy, có một cậu thanh niên trẻ chuyên đi chuyển trang phục cho khách hàng đã thẳng thừng tuyên bố mai này nhất định sẽ trở thành một người mà ai cũng biết đến.

Vào những năm 60 của thế kỷ 20, Ortega đã trúng tiếng sét ái tình với Saliya Merra, người con gái ấy có hoàn cảnh giống với ông khi cũng phải thôi học để đi phụ giúp gia đình, từ đồng cảm trở thành tình yêu và trở thành vợ chồng. Khi đó ông chủ giao cho Ortega phụ trách bán quần áo ngủ cho phụ nữ, chàng trai trẻ phát hiện ra rằng, những bộ quần áo được thiết kế tinh tế ấy khiến nhiều người phụ nữ không thể cầm được lòng và rất ưa chuộng, tuy nhiên với cái giá cắt cổ đã khiến nhiều người không dám móc hầu bao.

Thấy được nhu cầu của các khách hàng, Ortega và Saliya quyết định mở ra một thị trường mới, giúp cho nhiều phụ nữ được sở hữu những thiết kế cao cấp nhưng giá lại bình dân. Với tài năng thiên phú, Ortega đã thiết kế ra những bộ trang phục rất thịnh hành khi ấy, ông mua số lượng lớn những loại vải có giá rẻ từ Barcelona và may thành những bộ đồ ngủ tuyệt đẹp tại căn phòng khách của gia đình. Có thể khẳng định đó là những thành công bước đầu của ông với lĩnh vực thời trang bình dân cao cấp.

Cho đến nay Zara đã trở thành một trong những nhãn hàng hiệu bình dân với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, với hàng loạt hệ thống bán lẻ rộng khắp các nước trên thế giới và được nhiều người ưa chuộng. Có thể ví von rằng, Zara đã len lỏi mọi ngóc ngách trên toàn thế giới. Đế chế Zara thành công ngày nay của Ortega và ông luôn có những bí quyết riêng cho mình.

1. Chiến lược không quảng cáo

Sau 30 năm, Zara luôn kiên trì chiến lược "Không quảng cáo", Ortega vẫn thích dùng tiền để đầu tư vào các cửa hàng bán lẻ của mình hơn. Vào những năm 90 Zara đã mở rộng từ Châu Âu đến Châu Mỹ và Châu Á. Hiện nay Zara đã có cho mình hơn 6500 cửa hàng bán lẻ tại 88 quốc gia trên thế giới. Quá trình phát triển của Zara được ví như "mưa dầm thấm lâu".

2. Chọn những vị trí đắc địa để mở cửa hàng

Ortega nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng thích những thứ hào quang và các cửa hàng của Zara luôn chọn những địa điểm đắt đỏ và sầm uất để mở cửa hàng. Ở New York, cửa hàng đặt đại Đại Lộ thứ 5, tại Paris cửa hàng đặt tại đại lộ Champs-Elysées, tại Thượng Hải mở tại đường Nam Kinh. Do đó hàng xóm của Zara đều là những nhãn hàng xa xỉ như Louis Vuitton và Chanel. Có thể thấy đây là một chiến lược vô cùng đúng đắn khi mà bạn có thể bước vào một con phố với những nhãn hàng cao cấp và đắt đỏ bậc nhất thế giới nhưng lại mua được một bộ trang phục tại cửa hàng có giá bình dân.

3. Chọn những người mẫu "hot"

Người mẫu của Zara luôn là những siêu mẫu hot nhất thời điểm hiện tại, điều này đã thực sự thỏa mãn yêu cầu về những thứ xa hoa của người tiêu dùng. Sải bước trên đại lộ Champs Elysées, bạn có thể ăn mặc như những người mẫu thời trang nổi tiếng mà lại không tốn quá nhiều tiền.

4. Đệ nhất sao chép ý tưởng

Ngoài việc có nhiều cửa hàng rộng khắp toàn thế giới, Ortega cũng được nhiều người gọi với biệt danh có lẽ không mấy là hay ho như "Thiên hạ đệ nhất sao chép". Ông đã tuyển dụng hơn 260 nhà thiết kế và tham dự các show thời trang của các hãng hàng hiệu cao cấp, sau đó họ sẽ tổng kết lại những xu hướng được thịnh hành và nghĩ ra các ý tưởng rồi đưa nó vào các thiết kế của Zara và biến nó thành những thiết kế mang đặc trưng của hãng. Điều này cũng khiến nhiều ông lớn tên tuổi trong làng thời trang lo lắng. Cựu giám đốc thời trang của Louis Vuitton – Daniel Pat nói rằng: "Zara có lẽ là công ty sáng tạo nhất nhưng đồng thời cũng có tính phá hoại nhất".

5. Đi theo mô hình "Thời trang nhanh"

Ortega ngoài ra nắm trong tay một "pháp bảo" là đánh nhanh thắng nhanh. Từ thiết kế cho đến giai đoạn sản xuất và ra thành phẩm chỉ trong vòng 4-5 tuần. Điều này giúp các sản phẩm của Zara luôn được cập nhập nhanh chóng với những xu hướng mới. Từ đó, người tiêu dùng sinh ra tâm lý luôn phải đến mua ngay những sản phẩm của Zara trước khi nó biến mất khỏi kệ. Đồng thời Ortega cố tình tạo ra sự khan hiếm về sản phẩm, từ thứ 3 đến thứ 5 hàng tuần chỉ bán quần áo cỡ trung và những sản phẩm hot. Mô hình "Thời trang nhanh" này khiến nhiều nhà mode lớn cảm thấy bị "đe dọa" .

“Bố già” Amancio Ortega: Từ người thợ may bỏ học năm 13 tuổi đến ông chủ đế chế Zara ngày nay và những bí mật để trở thành một tỷ phú - Ảnh 1.

Có được sự nhiệp như ngày hôm nay, trong cuộc sống hàng ngày ông chủ Zara cũng có những bí mật mà không phải ai cũng biết.

1. Khi ăn cơm hay làm việc đều ngồi cùng một bàn với nhân viên

Ông luôn cùng nhân viên trong công ty ăn cơm tại nhà ăn tự phục vụ và cũng thường cùng bộ phận thiết kế, các chuyên gia về vải và các bộ phận khác làm việc tại xưởng may. (Điều này gợi nhớ đến mô hình văn phòng mở đang thịnh hành của thời đại công nghệ ngày nay).

2. Sau khi từ chức vẫn đến trụ sở mỗi ngày

Ông đã sống nửa cuộc đời tại thành phố nhỏ LaCoruña ở Tây Ban Nha nên ông luôn sống rất giản dị. Sau khi rời vị trí chủ tịch của Inditex vào năm 2012, ông vẫn đến trụ sở gần thành phố Arteixo cách đó 10 km mỗi ngày: "Bây giờ, tôi vẫn đến cùng một quán cà phê mỗi ngày và thường đi dạo ở Plaza MariaPita".

3. "Bố già thời trang" nhưng lại không có hứng thú với thời trang

Cho dù khối tài sản kếch xù hiện tại đều là từ ngành công nghiệp thời trang, nhưng điều kỳ lạ là, Orgeta lại không có hứng thú với thời trang, ông là người không có sự "trung thành" với nhãn hàng của mình. Ông chủ yếu mặc cùng một thiết kế như quần tây màu ghi, sơ mi trắng, mà những trang phục này đều không phải là của Zara thiết kế hay những thương hiệu khác mà ông sở hữu.

“Bố già” Amancio Ortega: Từ người thợ may bỏ học năm 13 tuổi đến ông chủ đế chế Zara ngày nay và những bí mật để trở thành một tỷ phú - Ảnh 2.
 

4. Chỉ kiếm tiền mà không tiêu tiền

Kể từ cố phiếu của Zara niêm yết đến nay công ty mẹ Zara của Amancio Ortega, Inditex vẫn ở mức 60%, hiện trị giá 71,5 tỷ USD, đây có lẽ là một lý do ông sống tối giản bởi ông không bán nó, và đương nhiên cũng không thể dùng nó để tiêu.

5. Thích nuôi chim cảnh

Đây có lẽ một sở thích của "Bố già" và ông còn đầu tư hẳn một điền trang chỉ để thỏa mãn sở thích của mình.

Những câu chuyện và bí mật của "Bố già" Amancio Ortega đã ít nhiều truyển cảm hứng cho tất cả mọi người, đó không chỉ là bài học đắt giá cho bất cứ ai làm trong lĩnh vực kinh doanh mà hơn hết là những bài học đối nhân xử thế, xóa bỏ khoảng cách vô hình hiện nay ở nhiều doanh nghiệp – khoảng cách giữa người thuê và người làm thuê.

Theo Thanh Hải