Bệnh viện Tâm thần tỉnh Phú Thọ: Chia sẻ chuyện phòng COVID-19 cho người bệnh tâm thần

00:00 12/10/2020

Nghe thì có vẻ hơi nực cười nhưng đây là câu chuyện mà ít ai nghĩ và bàn tới. Trong khi cả thế giới đang khốn khổ với dịch. Nhà nhà phòng dịch, người người bàn chuyện dịch bệnh. Mở bất kì kênh truyền thông nào ra là có hẳn một bảng ưu tiên nói về căn bệnh oái oăm này. Trong bối cảnh đó, hầu như mọi người rất ít quan tâm tới câu chuyện người tâm thần họ phòng dịch ra sao...

Ở thời điểm hiện tại, tuy Việt Nam dịch đã lắng xuống nhưng rõ ràng chuyện xoay quanh dịch bệnh vẫn còn đang phải bàn. Thay bằng việc đi tìm hiểu xem gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ được “mở” ra như thế nào, chúng tôi đã tìm đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh Phú Thọ -  một đơn vị uy tín trong chuẩn đoán và điều trị chuyên khoa Tâm thần.

Ông Đỗ Huy Hùng – Giám đốc Bệnh viện - người xây dựng chương trình “chia cơm sẻ áo”

Ai cũng biết rằng bệnh nhân tâm thần là đối tượng hết sức đặc biệt. Họ là đối tượng gần như khốn khổ nhất xã hội. Phần đông bệnh nhân còn là thành phần gây nguy hiểm, là căn nguyên mầm mống của nhiều vụ trọng án. Số lượng bệnh nhân ngoại trú gia đình và ngành y tế không thể không quản lý được cũng còn khá nhiều. Đây là một vấn đề phức tạp mà hầu như còn là câu hỏi để ngỏ liên quan đến rất nhiều cơ quan ban ngành. Đối với Bệnh viện Tâm thần tỉnh Phú Thọ - đơn vị đang trực tiếp theo dõi và điều trị cho trên 5.000 bệnh nhân trong đó có cả nội trú và ngoại trú, tính tới thời điểm hiện tại tình hình dịch bệnh vẫn được đơn vị này kiểm soát rất tốt.

Bắt nhịp tốt và có cách làm riêng

Nhận thấy sự nguy hiểm khôn lường khi để bệnh viện có bệnh nhân dương tính với COVID-19, tình huống như vậy rõ ràng là bệnh trồng bệnh, Banlãnh đạo bệnh viện đã có những động thái hết sức cụ thể và quyết liệt: Ngay ngoài cổng Bệnh viện đã có bàn hướng dẫn khám sàng lọc cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đơn đơn vị là khách đến giao dịch. Buồng khám sàng lọc và phòng cách ly được sắp sếp ở một vị trí phù hợp và hợp quy chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 

- Thành lập một đội thường trực cấp cứu cơ động và một đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do chủng mới của virus COVID-19-nCoV, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu.

- Lập kế hoạch, phương án phòng chống dịch; tăng cường hệ thống giám sát, phát hiện kịp thời, cách ly và chuyển bệnh nhân về Ban bảo vệ sức khoẻ. Cung ứng đủ thuốc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 - nCoV gây ra.

- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hoá chất, trang thiết bị cần thiết sẵn sàng đáp ứng nhu cầu điều trị; phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona theo quy định của Sở Y tế về việc đảm bảo tăng cường giám sát, phát hiện và phòng chống bệnh viêm phổi nặng do virut Corona.

- Mua 10.000 khẩu trang y tế, 500 khẩu trang vải 03 lớp phát tới cán bộ CC-VC trong bệnh viện và phát miễn phí cho người bệnh, người nhà người bệnh và khách tới bệnh viện liên hệ công việc.

- Đã lắp đặt đầy đủ các chai dung dịch rửa tay nhanh có chứa cồn tại các hành lang trên toàn Bệnh viện;

- Bác sỹ đến tận nhà để cho cái “Bản Trang” (khẩu trang - PV) và chia gạo.

Trong mùa COVID - 19 đích thân ông Đỗ Huy Hùng – Giám đốc Bệnh viện là người xây dựng chương trình “chia cơm sẻ áo”. Đến giờ này, chương trình vẫn đang còn “nóng hôi hổi”. Ông Hùng chia sẻ: “Đây là một sáng kiến hay do Bệnh viện với các cơ quan truyền thông báo chí thực hiện. Lúc cùng báo trung ương là lúc bắt đầu khởi động. Sau đó đến các cơ quan thường trú trên địa bàn. Ông Hùng chia sẻ: Trong khi các bệnh viện khác đi “lo” bao thứ khác nào thuốc men, khẩu trang, cồn sát khuẩn... Nhưng tôi lại nghĩ khác. Bệnh nhân tâm thần mà có kêu gọi được khẩu trang thì bệnh nhân đeo kiểu gì, đeo vào đâu? Có nước sát khuẩn thì họ cũng không biết sát vào chỗ nào. Tất nhiên là vẫn chú trọng nhưng quan trọng hơn là miếng ăn trước mắt. 

Vậy là tôi nghĩ đến việc phải lo cái ăn cho bệnh nhân trước đã. Bằng thực tế khó khăn của các bệnh nhân mà toàn xã hội vẫn nhìn thấy. Là người tâm huyết với nghề và quan tâm đặc biệt đến những người yếu thế nhất trong xã hội. Ông Hùng đã giúp cho bệnh nhân của mình hàng chục tấn gạo chưa kể tiền mặt và hiện vật.

Tôi muốn có số liệu thống kê chính thức thì ông chỉ cười và nói chắc tính ra tiền mặt cũng nhiều trăm triệu rồi đồng chí ạ. Nói như vậy vì tôi biết chương trình này vẫn còn đang diễn ra và phát huy hiệu quả”.

Chuyện phòng Covid cho người tâm thần 

Theo chân ông Hùng trong một chuyến trao quà cho bệnh nhân ngoại trú tại xã Tạ Xá huyện Cẩm Khê tôi mới hiểu cái “nghề” của ông và cái tâm của những người hoạt động trong mảng quản lý, khám và điều trị cho bệnh nhân Tâm thần. Gia đình Bà Đỗ Thị Thiết có con trai Nguyễn Văn Bằng là một hoàn cảnh đặc biệt được xã hội và bệnh viện quan tâm. Bà cụ đã gần 80 tuổi ở trong căn nhà lụp xụp tựa vào lưng đồi hiểm trở. Bà đã nhiều năm phải đi ăn xin để nuôi người con trai mình dứt ruột đẻ ra bị chứng tâm thần phân liệt. Anh hoang tưởng đi lang thang khắp nơi, thậm chí đi bộ lên cả Lào Cai, Yên Bái.

Thương hoàn cảnh của cụ, Bệnh viện đã phối hợp với huyện để trao quà cho hai mẹ con bà và nhiều hoàn cảnh đặc biệt khác. Ông Hùng không quên mang theo cả khẩu trang sang tặng mẹ con bà cụ. Vốn già, lẩm cẩm, bà cụ nói oang oang: “Anh ơi! Con em nó không biết đeo cái Bản Trang đâu”. Câu nói đó tạo nên nụ cười duy nhất cho đoàn thiện nguyện trong vô vàn câu chuyện buồn mà hơn 5000 gia cảnh khốn khó của những bệnh nhân tâm thần trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn đang được quan tâm điều trị.

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam tự hào kiểm soát được dịch bệnh. Điều này được cả thế giới ghi nhận và tôn vinh. Chúng ta cũng đừng quên đi nỗ lực rất lớn của những người chiến sĩ đang vừa phải điều trị, vừa dạy, vừa dỗ người bệnh. Đó là các y, Bác sỹ tại các Bệnh viện tâm thần nói chung và Bệnh viện Tâm thần tỉnh Phú Thọ nói riêng. 

PV