Xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia
- 1
- Nhịp cầu giao thương
- 23:15 01/10/2021
DNHN - Ngày 01/10/2021, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội thảo "Xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Nguồn nước và Môi trường Australia Andrew Metcalfe, Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành, Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie, các Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Sydney và Perth, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân, Phó Tổng Thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam cùng đại diện một số bộ, ngành, cơ quan của Australia và hơn 150 đại biểu từ các địa phương, doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam và Australia.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh nhấn mạnh quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Australia đang phát triển hết sức tốt đẹp; Australia đã trở thành một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và thích ứng an toàn với dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới.
Mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia vẫn liên tục tăng thời gian qua, đặc biệt trong 8 tháng đầu năm 2021 tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020.
Thứ trưởng Vũ Quang Minh đề nghị Hội thảo tập trung đánh giá thách thức và cơ hội để tăng cường kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ; các biện pháp để doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tận dụng tốt hơn cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên; các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị và chuyển đổi như thế nào để đáp ứng những quy định về nhập khẩu và tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Australia.
Thứ trưởng Vũ Quang Minh cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp, Nguồn nước và Môi trường Australia và các Hiệp hội, doanh nghiệp nhập khẩu của Australia tăng cường hợp tác, cung cấp thông tin và đẩy mạnh nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và chuyển đổi theo hướng bền vững.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Nguồn nước và Môi trường Australia Andrew Metcalfe đánh giá, thủy sản Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Australia tin tưởng và ưa chuộng hơn. Để thủy sản Việt Nam ngày càng có mặt nhiều hơn tại thị trường Australia, hai bên cần tăng cường hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật để các nhà sản xuất của Việt Nam đáp ứng ngày càng tốt hơn tiêu chuẩn kiểm dịch của Australia. Ông khẳng định việc hai nước đẩy mạnh tiêm chủng vắc-xin sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên thúc đẩy các hoạt động thương mại, trong đó có các doanh nghiệp thủy sản.
Phát biểu tại Hội thảo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân và Phó Tổng thư ký VASEP Tô Thị Tường Lan cho biết, thủy sản Việt Nam đã đạt các tiêu chuẩn về Global Gap, ASC, truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu của các thị trường phát triển nhất. Trong thời gian tới, Việt Nam đặt kế hoạch tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất đi cùng với bảo vệ môi trường, sản xuất theo chuỗi khép kín, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để giám sát quy trình sản xuất, đồng thời thúc đẩy nghiên cứu đảm bảo an toàn sinh học và thực phẩm.
Trao đổi tại Hội thảo, các đại biểu Australia đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam về các quy định nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm cụ thể như tôm, các loại cá (bao gồm các loại thuộc họ cá hồi và các loại không thuộc họ cá hồi), trong đó gồm các quy định kiểm dịch, an toàn thực phẩm và an toàn sinh học. Đại diện Bộ Nông nghiệp, Nguồn nước và Môi trường Australia đã giới thiệu các trang web và đầu mối trao đổi về các quy định chi tiết đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường Australia.
Bên cạnh đó, để tận dụng các các hiệp định tự do thương mại ASEAN-Australia và New Zealand (AANZFTA), CPTPP, RCEP mà hai nước là thành viên, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường hợp tác liên quan đến các thủ tục thử nghiệm trong Hiệp định AANZFTA có thể tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời gian tới, đồng thời, việc các doanh nghiệp áp dụng thống nhất tiêu chuẩn SPS trong Hiệp định AANZFTA sẽ làm giảm khả năng gián đoạn thương mại và giúp ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam tận dụng các cơ hội tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến dòng chảy thương mại, thúc đẩy chuyển đổi số, các nhà nhập khẩu Australia nhấn mạnh Việt Nam cần chuyển nhanh sang áp dụng chứng nhận điện tử vì đây là điều kiện tiên tuyết để xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhanh hơn, chi phí thấp hơn và an toàn hơn, góp phần giúp Việt Nam duy trì lợi thế cạnh tranh đối với mặt hàng thủy sản, không chỉ ở thị trường Australia mà còn với các đối tác khác.
N. Khánh
Bài liên quan
- 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
- Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
- Doanh nghiệp ngành thép cần tăng khả năng phòng vệ
- Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
- Các nhà bán lẻ tại Mỹ thu được lợi nhuận từ các sản phẩm làm đẹp
- VASEP ra đề xuất gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Ba Lan có nhu cầu đẩy mạnh trao đổi các mặt hàng nông sản và thực phẩm tại Việt Nam
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam cho biết, Ba Lan có nhu cầu đẩy mạnh trao đổi các mặt hàng nông sản và thực phẩm, đặc biệt là hoàn tất các thủ tục cấp phép nhập khẩu cho nguồn hàng thịt bò, thịt heo, gà, cá, phô mai, táo, việt quất, là những nông sản chủ lực mà Ba Lan muốn hướng vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Hải Dương hợp tác phát triển du lịch với vùng Khabarovsk (Nga)
Ngày 15/8, Lãnh đạo tỉnh Hải Dương có buổi làm việc với Bộ trưởng Du lịch vùng Khabarovsk (Liên bang Nga) và đoàn công tác của Viện Kinh tế - Văn hóa về việc hợp tác, kết nối du lịch.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 30 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 30 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 7, kim ngạch xuất khẩu ghi nhận sụt giảm 9,5% so với tháng 6, đạt 3,95 tỷ USD.
Cá ngừ xuất khẩu sang EU có dấu hiệu giảm trong những tháng cuối năm
Thời gian gần đây nghành nghề xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đang có dấu hiệu giảm trong quý II/2022. Theo dự báo của các chuyên gia thì việc xuất khẩu cá ngừ sang EU sẽ giảm trong những tháng cuối năm 2022.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt gần 949 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2022
Trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Lào đạt gần 949 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này có được nhờ Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Lào.
Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng mạnh
Theo Bộ Công Thương, sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch tại thị trường Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu các sản phẩm chủ lực. Khu vực châu Mỹ bao gồm 35 quốc gia với dân số hơn 1 tỷ người và GDP vượt 27.300 tỷ USD (năm 2020), là một trong những thị trường quan trọng và tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư.
Hòa Bình: lần đầu tiên xuất khẩu 1 tấn nhãn Sơn Thủy sang thị trường EU
Ngày 12/8, tại xã Xuân Thủy (Kim Bôi), Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình phối hợp UBND huyện Kim Bôi và Công ty CP nông nghiệp hữu cơ FUSA tổ chức lễ xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên của sản phẩm nhãn Sơn Thủy sang thị trường EU. Tham dự có đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh.
350 doanh nghiệp từ 18 quốc gia dự triển lãm quốc tế về thực phẩm và đồ uống
Vietfood & Beverage-Propack 2022 là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên của ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống được tổ chức tại hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hòa Bình xuất khẩu 1 tấn nhãn Sơn Thủy sang châu Âu
Ngày 11/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Kim Bôi, công ty Cổ phần nông nghiệp hữu cơ FUSA tổ chức lễ xuất 1 tấn sản phẩm nhãn Sơn Thủy đầu tiên sang thị trường châu Âu (EU).
Nhiều tập đoàn công nghệ lớn lên kế hoạch sản xuất tại Việt Nam
Từ hệ thống giao thông thuận lợi có thể dễ dàng di chuyển sang các nước khác trong Đông Nam Á cũng như xuất khẩu hàng hóa đến các nước trên thế giới đến chính sách minh bạch và nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là lợi thế của VIệt Nam. Chính vì vậy, nhiều tập đoàn công nghệ lớn lên kế hoạch mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc mở rộng hoặc sản xuất tại Việt Nam.