Xuất khẩu 'chạy nước rút' về đích
- Kinh doanh
- 08:38 23/09/2020
Sau giai đoạn bị gián đoạn vì COVID-19 do đối tác huỷ, hoãn đơn hàng, hoạt động xuất khẩu đang cho thấy nhiều tín hiệu khởi sắc trở lại.
Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết, luỹ kế từ đầu năm đến hết ngày 15/9, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 187,9 tỷ USD. Với thời gian hơn 3 tháng còn lại, liệu rằng Việt Nam có đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra là 300 tỷ USD trong năm nay.
Dồn dập đón tin vui
Sáng ngày 22/9, lô hàng gạo thơm của Việt Nam chính thức xuất khẩu sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA, đánh dấu cột mốc quan trọng với ngành lúa gạo Việt Nam.
Xuất khẩu tăng tốc để đạt kim ngạch xuất khẩu 300 tỷ USD trong năm nay.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, đây là cơ hội lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam. EU là thị trường nhập khẩu gạo rất lớn từ 2,3 – 2,5 triệu tấn/năm. Vì vậy, Việt Nam kiểm soát tốt chất lượng thì chắc chắn sắp tới hạn ngạch xuất khẩu gạo sẽ tăng lên.
Trước đó, nhiều lô hàng tôm, trái cây cũng đã được xuất khẩu sang EU với thuế suất ưu đãi. Có thể nói trải qua giai đoạn khó khăn, ngành nông nghiệp đang "hái những trái ngọt" từ Hiệp định EVFTA.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT công ty thuỷ sản và thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng) hồ hởi cho hay doanh nghiệp của mình đã nhận được đơn hàng từ giờ tới cuối năm. Sau giai đoạn chững lại vì dịch COVID-19, thời gian gần đây, Công ty nhận được nhiều lời chào mời từ các đối tác nhập khẩu.
"Riêng đối với thị trường EU, sản phẩm thủy sản chế biến của doanh nghiệp phải chờ tới 3-5 năm, thuế suất mới về 0%. Tuy vậy, sản phẩm của chúng tôi đang được người châu Âu rất ưa chuộng, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 người dùng có xu hướng ăn uống tại nhà thay vì ra ngoài nhà hàng", ông Lĩnh nói.
Tương tự, đặt mục tiêu năm 2020, lượng hàng xuất khẩu của công ty phải chiếm 20% sản lượng sản xuất, bà Trần Thị Hoài Tú, Giám đốc Xuất khẩu Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn, cho biết doanh nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu này. Hiện, Công ty đang xuất khẩu sản phẩm sang các nước ASEAN, Đông Á, sắp tới sẽ phấn đấu xuất khẩu sang Mỹ.
Cụ thể, Thạch Bàn sử dụng công nghệ để thay đổi phương thức kinh doanh, phát triển thị trường. "Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chúng tôi sử dụng ứng dụng nền tảng thương mại điện tử trong việc phát triển khách hàng, mạng lưới kinh doanh của Công ty", bà Tú cho biết.
Đặc biệt, đại diện Thạch Bàn cho hay doanh nghiệp này đang đẩy mạnh bán hàng trên trang thương mại xuyên biên giới Alibaba. Bà Tú chia sẻ kinh nghiệm: "Để thu hút khách hàng trên Alibaba, doanh nghiệp cần có chiến lược nhất quá xây dựng hồ sơ Công ty chất lượng, đăng hình ảnh sản phẩm đẹp, từ khóa đúng với ngành hàng tìm kiếm. Ngoài việc nâng cấp, xây dựng nội dung trên Alibaba, doanh nghiệp còn duy trì sự hiện diện của mình trên nền tảng số, tư vấn trả lời khách hàng hàng ngày".
Tìm bạn hàng trực tuyến
Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, đại diện Thạch Bàn cũng kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan tạo điều kiện giúp doanh nghiệp thực hiện đơn giản các thủ tục xuất khẩu. "Chúng tôi mong muốn cơ quan chính quyền hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, từ đó có nguồn lực chăm sóc khách hàng và cải thiện sản phẩm nhiều hơn", bà Tú kiến nghị.
Trong khi đó, ông Lĩnh cho rằng dù hoạt động xuất khẩu đã có những tín hiệu khởi sắc xong điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp đã hết khó khăn. Trong lúc này, Chính phủ vẫn cần đẩy mạnh hỗ trợ về vốn, giảm thuế, chi phí bảo hiểm xã hội... để doanh nghiệp hồi phục.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), phản ánh trong bối cảnh khó khăn chung của doanh nghiệp, Chính phủ đã và đang nỗ lực tối đa thông qua cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thuế, phí, lãi vay cho doanh nghiệp thì kinh phí công đoàn vẫn đang đè nặng lên đôi vai doanh nghiệp và người lao động.
Theo đại diện VASEP, kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trích nộp là 2% quỹ tiền lương. Người lao động đóng tiền đoàn phí công đoàn là 1% tiền lương. Với mức đóng nộp như hiện nay thì cả nước với 18-20 triệu lao động làm công ăn lương thì nguồn thu đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn là khoảng 24.000 tỷ đồng/năm.
"Ước tính một doanh nghiệp sử dụng 2.000 công nhân viên phải đóng khoảng 2 tỷ/năm tiền phí công đoàn. Như vậy, doanh nghiệp càng tạo ra nhiều công ăn việc làm lại càng phải nộp kinh phí cao", ông Nam phản ánh.
Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thời gian tới, đại diện Bộ Công Thương cho biết sẽ chọn lọc một số ngành hàng cùng các mặt hàng có tiềm năng, còn dư địa phát triển tại thị trường các nước đối tác đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam. Hình thành được hệ thống nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường chuyên sâu cho các ngành hàng chủ lực, rà soát, xác định các thị trường mục tiêu tiềm năng (căn cứ các tiêu chí về dung lượng, nhu cầu thị trường, cam kết FTA với Việt Nam).
Bên cạnh đó, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết đơn vị này sẽ tăng cường triển khai các hình thức xúc tiến thương mại áp dụng các công cụ trực tuyến để duy trì thị trường, quan hệ với các đối tác, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng tìm được bạn hàng cho những mặt hàng nông sản thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, sản phẩm phục vụ phòng chống dịch.
"Chú trọng công tác quảng bá sản phẩm qua nền tảng số, phương tiện điện tử và đề nghị đối tác có thể thẩm tra năng lực của doanh nghiệp mình thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước sở tại trong bối cảnh dịch bệnh không thể thực hiện các chuyến giao thương, làm việc trực tiếp với nhau. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số, tận dụng cơ hội đẩy mạnh thương mại điện tử thúc đẩy phát triển mạnh thị trường trong nước và xuất khẩu", ông Phú nhấn mạnh.
Lê Thúy
Tin liên quan
#Hiệp định EVFTA

Xây dựng, đề xuất mới về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định EVFTA và Hiệp định CPTPP.

"Trái ngọt" cho hoạt động xuất khẩu từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực
Sau gần 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, mặc dù thời gian chưa phải dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận được những “trái ngọt” từ hiệp định này mang lại..

Thực thi quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA
Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 01 tháng 8 năm 2020, mặc dù diễn biến dịch bệnh tại EU và các nước trên thế giới rất phức tạp, nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế sẽ mang đến sự năng động và đổi mới cho Việt Nam
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu-EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, đồng thời, cũng là một FTA có mức cam kết rộng và cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Cú huých từ Hiệp định đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thu hút đầu tư trong thời gian qua cho Việt Nam. Hiệp định EVFTA thực thi không chỉ tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển, hội nhập mạnh mẽ mà còn làm gia tăng vai trò, vị thế Việt Nam trên quốc tế nói chung và tại Vương quốc Hà Lan nói riêng. Xoay quanh vấn đề về thúc đẩy quan hệ song phương thông qua Hiệp định EVFTA, Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có cuộc trao đổi với ông Christoph Prommersberger - Phó Đại sứ của Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Hà Nội.

Từ chuyện xuất khẩu nông sản đến chuyện “đi đánh xứ người”
Hiệp định EVFTA mang đến vô vàn lợi ích nhưng không có nghĩa là được trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp. Để vào được thị trường EU thì doanh nghiệp phải vượt qua những tiêu chí rất ngặt nghèo, phải chắt chiu từ những việc làm nhỏ, đảm bảo chuẩn mực, chữ tín và lựa chọn hướng đi bền vững…

Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức
Ngày 3/10, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng Đài tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, đồng thởi mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao thương sâu, rộng hơn vào thị trường châu Âu trong điều kiện thuận lợi mà Hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực
Đọc thêm Kinh doanh
Giá dầu ngày 26/2 có xu hướng giảm
Giá dầu thô giảm trở lại trước thông tin OPEC+ nâng sản lượng khai thác thêm 500 ngàn thùng/ngày kể từ tháng 4/2021.
697 doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc, tín hiệu cụ thể là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam.
Cà phê của Việt Nam chiếm 17,61% tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm 2020
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 3,7%/năm (tính theo lượng) và tăng 7,3%/năm (tính theo trị giá)
Hàng hóa qua cảng biển tăng mạnh kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát
Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong tháng 01/2021 tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Cục Hải quan Lạng Sơn thu ngân sách tăng mạnh 2 tháng đầu năm
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021, Cục Hải quan Lạng Sơn đã thông quan cho lượng hàng hóa đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 473,4 triệu USD, tăng 138% so với cùng kỳ, thu ngân sách đạt hơn 830 tỷ đồng, đạt hơn 23% chỉ tiêu.
Top nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD tháng đầu năm 2021
Tổng kim ngạch xuất khẩu trên cả nước trong tháng 1/2021 ước đạt 28,55 tỷ USD, tăng mạnh 48,2% so với cùng kỳ 2020. Trong đó có sự đóng góp lớn của 6 nhóm mặt hàng xuất khẩu tỷ USD.
Ngày 25/2/2021: Gía xăng dầu trong nước dự báo sẽ tăng 1.000 đồng/lít trong chiều nay
Thông báo của Bộ Công Thương, tại kỳ điều chỉnh vào chiều nay (25/2), giá xăng dầu trong nước có thể tăng trên dưới 1.000 đồng/lít.
Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai 25/2
Theo kế hoạch, ngày mai (25/2), liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ đợt thứ 4 năm mới 2021.
Dự báo năm 2021 nghành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng
Năm 2020 mặc dù ảnh hưởng của dịch covid, nghành sữa Việt Nam xuất khẩu vẫn vượt mốc 300 triệu USD, năm 2021 được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng mạnh.