Vương quốc Anh hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu về phát triển điện gió ngoài khơi
- 9
- Nhịp cầu giao thương
- 23:55 23/01/2022
DNHN - Đại sứ quán Anh vừa phối hợp với Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA) thuộc Bộ Công Thương tổ chức hội thảo kỹ thuật trực tuyến: “Phát triển điện gió ngoài khơi – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam”.

Phát triển điện gió ngoài khơi là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch trong quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, đồng thời hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào 2050 như tuyên bố của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng điện gió lớn trên thế giới và trong khu vực. Theo nghiên cứu của Nhóm Ngân hàng Thế giới về điện gió ngoài khơi, ước tính tiềm năng kỹ thuật của điện gió ngoài khơi tại Việt Nam là 599 GW, với 261 GW điện gió móng cố định và 338 GW điện gió móng nổi.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang tiếp tục lấy ý kiến và hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII) để Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt, trong đó gia tăng cơ cấu phát triển nguồn điện năng lượng, thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi với mục tiêu phù hợp.
Trước tính cấp thiết của vấn đề phát triển điện gió ngoài khơi, nhóm tư vấn đã tiến hành nghiên cứu về ba chủ đề: Tài chính dự án; Đấu thầu các dự án điện gió ngoài khơi; Cơ chế và thể chế cho thuê và cấp phép khu vực biển, đáy biển.
Nội dung phân tích của Nghiên cứu bao gồm hiện trạng điện gió ngoài khơi của Việt Nam, những khó khăn, thách thức đối với thị trường Việt Nam trong việc huy động vốn, quy trình đấu thầu, cũng như cho thuê và cấp phép khu vực biển đối với các dự án điện gió ngoài khơi.
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là kinh nghiệm từ Vương quốc Anh, quốc gia dẫn đầu về điện gió ngoài khơi, các chuyên gia đã đề xuất các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam và các khuyến nghị cho Chính phủ về đấu thầu, cấp phép cho thuê khu vực biển đối với dự án điện gió ngoài khơi cũng như thúc đẩy việc huy động vốn nước ngoài và thu hút vốn đầu tư cho các dự án này tại Việt Nam.
Tại Hội thảo, ông David McNaught, Tham tán Chính trị của Đại sứ quán Anh chia sẻ: “Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam cùng với các đối tác quốc tế để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu mới, phát triển và thu hút nguồn tài chính tư nhân mà quốc gia cần. Việc Bộ Công Thương tích cực tham gia quá trình này, đặc biệt trong công tác phát triển điện gió ngoài khơi chính là một tín hiệu tích cực, mang lại tác động tiềm năng và đáng kể cho sự cho việc hoạch định Quy hoạch điện VIII cũng như góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của năng lượng sạch nói chung và điện gió nói riêng, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết: “Với vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, Việt Nam có tiềm năng tốt đối với năng lượng gió ngoài khơi. Công nghệ Năng lượng mới nói chung và Năng lượng tái tạo nói riêng ngày càng phát triển, chi phí sản xuất điện từ nguồn công nghệ mới này ngày càng cạnh tranh so với nguồn năng lượng truyền thống. Vì vậy, nguồn điện Năng lượng tái tạo được đánh giá sẽ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời gian tới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững”.
Ông Nguyễn Việt Long, Phó Tổng Giám đốc, Tư vấn, Ernst & Young Việt Nam, đại diện cho nhóm nghiên cứu chia sẻ: “Điện gió ngoài khơi là một ngành mới mẻ nhưng giàu tiềm năng phát triển tại Việt Nam. Để phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi một cách bền vững, cần một số giải pháp giúp nâng cao niềm tin của thị trường trong nước và quốc tế, của các nhà đầu tư và các bên cho vay vào hoạt động đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Chúng tôi cho rằng, việc tạo lập môi trường đầu tư minh bạch, quy trình đấu thầu rõ ràng sau khi cơ chế FiT hết hiệu lực, đặc biệt là sự đồng bộ hóa các bước trong đấu thầu - giao khu vực biển - thương thảo PPA, cùng với cơ chế phân chia rủi ro công bằng, phù hợp giữa phía nhà nước và phía tư nhân sẽ là động lực mạnh mẽ để Việt Nam thu hút nguồn lực tư nhân trong nỗ lực thực hiện hóa mục tiêu phát triển nguồn điện gió ngoài khơi mà Chính phủ đặt ra”.
PV
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Tiềm năng lớn xuất khẩu mặt hàng nhựa vào thị trường Australia
Theo số liệu và Kế hoạch quốc gia của Australia, mỗi năm thị trường này tiêu thụ trên 3,5 triệu tấn nhựa; trong đó khoảng 60% là nguồn nhập khẩu, thị trường Australia vẫn còn nhiều dư địa đối với ngành xuất khẩu nhựa Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp cá tra đang nhắm mục tiêu sang Mexico, Ai Cập và Thái Lan
Các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang phát triển khá mạnh sang những thị trường tiềm năng như Mexico, Ai Cập và Thái Lan.
Gia hạn kết luận điều tra chống lẩn tránh thuế với thép tấm không gỉ Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến của vụ việc; chủ động hợp tác, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra; có ý kiến kịp thời đối với các kết luận của DOC.
Sắp diễn ra Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Kuwait
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Việt Nam tại Kuwait sẽ phối hợp đồng tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Kuwait.
Vĩnh Phúc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị với vương quốc Campuchia
Chiều 22/5/2022, đồng chí Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc có buổi tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Samdech Pichey Sena Tea Banh; Đại sứ vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth.
Trong nửa đầu tháng 5, Việt Nam nhập siêu 2,7 tỷ USD
Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 5 (từ ngày 1 đến 15/5), kim ngạch nhập khẩu đạt 15,523 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 12,82 tỷ USD, nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD.
Năm 2022: An Giang phấn đấu thu hút vốn đầu tư trên 20 ngàn tỷ đồng
Trong Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022, tỉnh An Giang phấn đấu thu hút ít nhất 15 dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh, với tổng vốn đầu tư đạt trên 20.000 tỷ đồng.
Khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang EU giám sát chặt chẽ mức dư lượng hóa chất
Các doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ mức dư lượng hóa chất trong sản phẩm. Bên cạnh đó, những vấn đề như lao động, môi trường, tổ chức sản xuất... phải tuân thủ, bám sát theo các điều khoản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.
Tổng thống Hy Lạp đến TP.Hồ Chí Minh
Trưa 18-5, lễ đón Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou diễn ra tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Hội chợ chuyên ngành Thực phẩm và Đồ uống THAIFEX - Anuga Asia 2022
Sự kiện sẽ trưng bày các sản phẩm và dịch vụ thuộc 11 phân khúc thực phẩm đến từ 1.200 đơn vị tham dự, với 2.500 khách mua tầm cỡ và nổi tiếng, 40.000 khách tham quan cũng như rất nhiều chương trình đặc biệt dành riêng cho các doanh nghiệp, sản phẩm đổi mới và đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người mua.