
Việt Nam là nguồn cung cà phê ngoại khối lớn thứ 2 cho Hà Lan, tăng 105,7% về giá trị
Hai tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Hà Lan tăng 105,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, là nguồn cung ngoại khối lớn thứ 2 cho đất nước này.

Với vị thế là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, các sản phẩm cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, khối lượng xuất khẩu đạt gần 1,8 triệu tấn, giá trị kim ngạch trên 4 tỷ USD.
Cụ thể, chỉ riêng về thị trường Hà Lan, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 2/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt 4,1 nghìn tấn, trị giá 10,11 triệu USD, tăng 24,1% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với tháng 1/2023. So với tháng 2/2022 tăng 110,3% về lượng và tăng 136,6% về trị giá.
Như vậy, lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan đạt 7,42 nghìn tấn, trị giá 18,77 triệu USD, tăng 93,1% về lượng và tăng 105,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Về giá xuất khẩu, tháng 2/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang thị trường Hà Lan đạt mức 2.461 USD/ tấn, giảm 4,8% so với tháng 1/2023, nhưng tăng 12,5% so với tháng 2/2022.
Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hà Lan đạt mức 2.517 USD/tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu, giai đoạn 2017 – 2021, nhập khẩu cà phê của thị trường Hà Lan từ thế giới tăng trưởng bình quân 1,01%/năm tính theo lượng và tăng 0,34%/năm tính theo trị giá, từ 261,1 nghìn tấn, trị giá 1,1 tỷ EUR năm 2017 lên xấp xỉ 262 nghìn tấn, trị giá 1,04 tỷ EUR năm 2021.
Năm 2022, nguồn cung cà phê cho Hà Lan chủ yếu từ thị trường nội khối EU, trong đó, thị trường cung cấp cà phê cho Hà Lan chủ yếu từ Bỉ, Đức, Pháp, Phần Lan, Italia. Nhập khẩu cà phê của Hà Lan từ thị trường ngoại khối EU cũng tăng trưởng 2 con số. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung ngoại khối lớn thứ 2 cho Hà Lan.
Hiện nay, xuất khẩu cà phê cần đảm bảo chất lượng và những yêu cầu khắt khe từ thị trường Hà Lan và châu Âu. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo chất lượng sản phẩm, cung cấp các hạt cà phê sạch, đáp ứng chất lượng và các chỉ số mà thị trường mục tiêu yêu cầu. Cần tìm hiểu kỹ thị trường Hà Lan, về nhu cầu người tiêu dùng, logistics, hệ thống phân phối,… để đáp ứng đúng và đủ theo quy định.
Cũng theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, nông sản là một trong những ngành hàng quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước và cà phê là một trong những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao trong nhóm hàng nông sản.
Ngọc Phi (TH)
- Cà phê Việt Nam chiếm thị phần lớn trong nguồn cung cà phê của Tây Ban Nha
- Tây Ban Nha: Việt Nam là nguồn cung cấp cà phê lớn nhất, đạt 113.550 tấn trong năm 2022
- Hội nghị kết nối giao thương nhằm đưa cà phê Việt tiếp cận những mới
- Bài học thành công từ các cường quốc cà phê thế giới như Colombia, Brazil
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Khát vọng nâng tầm cà phê Việt Nam
Cùng chuyên mục


Đồng Nai: "Thủ phủ" vườn trái cây TP.Long Khánh chuẩn bị mở cửa đón khách

Nhiều loại trái cây độc lạ xuất hiện tại Lễ hội Trái cây Nam Bộ lần thứ 19

Vải, nhãn - đại diện tiêu biểu của ngành rau quả Việt Nam chinh phục thị trường thế giới như thế nào?

Doanh nghiệp công nghệ lớn từ Đức chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Hơn 100 đại biểu tham gia Diễn đàn xúc tiến đầu tư Việt - Hàn 2023
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững