
Việt Nam chi hàng tỷ USD hàng năm để nhập khẩu hàng nông sản
Là nước nông nghiệp, nhưng mỗi năm nước ta vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu hàng nông sản. Các nhóm hàng nông sản có kim ngạch nhập khẩu lớn là ngô, hạt điều, rau quả, lúa mì, đậu tương…
Theo thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/8, cả nước chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu hạt điều; ngô đạt 1,94 tỷ USD, rau quả gần 1,14 tỷ USD; lúa mì hơn 1 tỷ USD; đậu tương 882 triệu USD...
Ngoài ra, nước ta còn chi hàng tỷ USD nhập khẩu lâm, thủy sản. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ hơn 2 tỷ USD; cao su gần 2,1 tỷ USD; thủy sản gần 1,7 tỷ USD…

So với cùng kỳ 2021, nhiều nhóm hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp có kim ngạch tăng trưởng cao.
Đơn cử như, thủy sản tăng tới 33%; lúa mì tăng tới 30,8%; rau quả tăng 28,8%; cao su tăng gần 23,7%; đậu tương tăng 19,35%; ngô tăng gần 8%...
Tuy nhiên, nhóm hàng chủ lực có kim ngạch giảm sâu là hạt điều với kim ngạch giảm đến 1,14 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương giảm 35,82%.
Về thị trường nhập khẩu, các nhóm hàng như ngô, đậu tương, lúa mì được Việt Nam chủ yếu từ Argentina, Ấn Độ, Brazil, Hoa Kỳ, Australia… Trong khi hạt điều được nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia, Gana, Bờ Biển Ngà…
Về kim ngạch nhập khẩu nói chung, từ đầu năm đến 15/8, kim ngạch đạt 231,37 tỷ USD, tăng 14,78% so với cùng kỳ 2021, tương đương tăng gần 30 tỷ USD.
P.V (t/h)
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản