Về An Giang: Khám phá "Vương quốc" mắm Nam Bộ
- 82
- Khám phá
- 02:48 27/10/2020
Cùng với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức hàng năm, TP. Châu Đốc (An Giang) còn nổi tiếng với đặc sản mắm. Thật không ngoa khi cho rằng, Châu Đốc là “Vương quốc” mắm của Nam Bộ, bởi ở đây có nhiều cơ sở chế biến hàng chục loại mắm khác nhau. Với nhiều hương vị độc đáo, mắm Châu Đốc là một trong những món quà không thể thiếu khi du khách đến tham quan, du lịch.
Khu di tích Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam – Là trung tâm du lịch hành hương lớn nhất Nam Bộ
Châu Đốc là vùng đất giàu truyền thống, từng ghi đậm dấu ấn của các danh tướng, những bậc tiền hiền có công khai phá, mở mang bờ cõi, giữ vững biên cương Tổ quốc. Ngoài ra, Châu Đốc còn nổi tiếng với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, thu hút đông du khách thập phương như: khu du lịch núi Sam, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang …
Tượng đài "Cá Basa" là Biểu tượng của TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Nhờ có vị trí địa lý đặc thù, nằm bên cạnh sông Hậu cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt nên nơi đây có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng về chủng loại. Cũng chính nhờ “món quà quý” thiên nhiên ban tặng này, từ lâu các hộ dân nơi đây đã hình thành và phát triển nghề làm mắm cho đến nay. Theo các bậc cao niên ở đây cho biết, ngày xưa do trên các con sông, kênh, rạch có quá nhiều cá, tôm… nhất là vào mùa nước nổi, người dân đánh bắt khá nhiều, ăn không hết nên làm mắm, làm khô để dùng dần. Đây là cách dự trữ nguồn thực phẩm khá hiệu quả và phổ biến vào thời điểm đó, vì có thể để lâu. Nếu trước đây, mắm làm ra để ăn vì nhà nào cũng làm, còn bây giờ mắm làm ra để bán.
Gian hàng trừng bày nhiều loại mắm "đặc sản Châu Đốc".
Đến TP. Châu Đốc, du khách sẽ được thưởng thức các loại mắm đặc sản khác nhau, từ mắm cá lóc, mắm cá trèn, mắm cá linh cho đến mắm sặc, cá chốt, cá mè vinh… Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là mắm thái - loại mắm được làm từ thịt cá lóc xắt nhỏ thành từng sợi trộn với đu đủ. Cũng có người gọi mắm thái là mắm ruột vì sợi cá lóc được cắt thành từng miếng trông giống như ruột gà.
Chỉ với những thành phần cơ bản như vậy mà qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ đã cho ra đời một loại mắm mang hương vị độc đáo, làm say đắm biết bao nhiêu người. Mắm thái dễ thưởng thức, những cọng đu đủ giòn giòn, thịt cá lóc tan trong miệng… đôi khi chỉ cần dùng với cơm trắng là có thể thưởng thức trọn hương vị.
Mắm Châu Đốc nổi tiếng gần xa bởi hương vị độc đáo, giá cả phải chăng.
Đối với các loại mắm khác thì có nhiều cách thưởng thức khác nhau như: ăn sống, chưng, hay kho… Một trong những “bạn đồng hành” quen thuộc với các món mắm là trái cà. Nếu ăn mắm sống, chưng hoặc kho thì dùng tay bẻ nhỏ trái cà phổi, cà tím để ăn, chứ cắt bằng dao sẽ không ngon. Ngoài cá, nhiều người còn sử dụng nhiều loại rau sống như: bông súng, điên điển, rau dừa, rau nhút… để chấm với mắm.
Hiện nay, ở TP. Châu Đốc có rất nhiều cơ sở làm mắm và hàng trăm cửa hàng kinh doanh mắm các loại. Mỗi cơ sở có một “bí quyết” chế biến khác nhau nên hương vị mắm cũng khác nhau, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Những cơ sở làm mắm ngon đều có tính cách gia đình và gia truyền. Trong đó có nhiều cơ sở nổi tiếng được người dân và du khách khắp nơi biết đến, như: mắm Bà Giáo Khỏe, mắm Bà Giáo Thảo, mắm 9999, mắm 6666… Ngoài việc sản xuất để bán thị trường trong nước, mắm còn được xuất khẩu sang Campuchia.
Điểm tham quan “Làng nổi Châu Đốc” – Du khách có thể trải nghiệm nghề nuôi cá basa.
Mỗi năm, TP. Châu Đốc đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, du lịch. Điều này đã góp phần làm cho làng nghề làm mắm ở địa phương vốn đã có nền tảng vững chắc ngày càng trở nên thịnh vượng và phát triển. Để giữ chân khách hàng, những người làm nghề mắm ngày càng chú ý đến việc đầu tư trang thiết bị sản xuất, cải tiến quy trình, thay đổi mẫu mã để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa có mẫu mã, bao bì đẹp, tiện dụng, giúp khách hàng ở xa có thể mua làm quà tặng người thân.
Bên cạnh các mặt hàng mắm nổi tiếng còn có cá đồng làm khô, với hàng trăm loại được bày bán tại “Vương quốc” mắm Châu Đốc. Nổi tiếng nhất là các loại khô: cá lóc, cá tra phồng, cá sặc, cá chạch, cá chốt, cá lòng tong… Giá bán các loại khô dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng/kg.
Việc tận dụng món thiên nhiên ban tặng, cộng với kinh nghiệm làm mắm gia truyền mang đến cho TP. Châu Đốc một đặc sản riêng, điểm nhấn trong phát triển du lịch./.
Lập Nguyễn (tổng hợp)
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
Đọc thêm Khám phá
Ẩm thực - Cầu nối đến Cà Mau
Năm 2022 đánh dấu sự hồi sinh mạnh mẽ của du lịch Cà Mau. Chương trình “Cà Mau - Điểm đến 2022” với hàng loạt sự kiện, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đã thổi bùng luồng sinh khí sôi động, gia tăng tính cạnh tranh của thị trường du lịch tỉnh nhà. Một trong những điểm nhấn của du lịch Cà Mau được du khách đặc biệt quan tâm đó là văn hoá ẩm thực phong phú, đầy bản sắc, mang đậm hồn cốt của đất và người miền địa đầu cực Nam Tổ quốc.
Châu Đốc (An Giang): Nét đẹp văn hoá từ tín ngưỡng võ tướng thần tại Miếu Hàn Lâm
Khi các du khách thập phương đến với An Giang sẽ thoả mình chiêm ngưỡng nét đẹp văn hoá, du lịch tâm linh được hình thành, giữ gìn và phát triển qua hàng thế kỷ nơi đây trở thành nơi hội tụ và giao hòa nhiều dòng chảy văn hóa khác nhau quá trình giao thoa văn hoá đã đưa nên văn hoá nơi đây đặc sắc với tín ngưỡng thờ võ thần.
An Giang: Lộ diện “Phật thạch thủ” khổng lồ
Vùng đất An Giang vốn nổi tiếng về những câu chuyện mang màu sắc tâm linh huyền bí, Bàn Tay Phật tương truyền trong nhân gian giờ đã “lộ diện” sau bấy lâu ẩn mình trong dãy Thất Sơn hùng vĩ. Mới đây, tiếng lành đồn xa về “cầu được, ước thấy” quá đỗi vi diệu không chỉ thu hút đông đảo Phật Tử đến viếng thăm, nhiều khách du lịch được dịp về đây cũng dừng chân chiêm ngưỡng “tuyệt tác nhiệm màu của tạo hóa” thỏa sự hiếu kỳ.
Hòa Bình: Trải nghiệm Bay dù lượn trên “Trời Mây Xứ Mường”
Ngày 29/4/2022, hơn 40 phi công dù lượn Hà Nội đã tham gia “Chương trình trải nghiệm bay dù lượn “Trời mây Xứ Mường” tại xã Quang Tiến, TP Hòa Bình, Hòa Bình. Chương trình do UBND thành phố Hòa Bình phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh, Công ty CP Thể thao và Du lịch Việt Nam, Hội Dù lượn TP Hà Nội tổ chức nhân dịp chào mừng 47 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất Đất nước.
Mở cửa tham quan Nhà máy Điện mặt trời đẹp nhất Việt Nam
Nhà máy điện mặt trời (ĐMT) An Hảo có vốn đầu tư trên 6000 tỷ đồng, công suất phát điện 210MWp, trải rộng trên diện tích khoảng 275 ha, tọa lạc tại xã An Hảo - huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Công trình có sức sản xuất lượng điện năng hơn 302 triệu KWh/năm, do Sao Mai Group làm chủ đầu tư.
Trà Sư - Bảng màu rực rỡ của thiên nhiên
Trà Sư - một miền kỳ quan thiên tạo sở hữu không gian xanh tuyệt diệu, cảnh sắc yên bình như “viên ngọc ẩn” lênh lênh trong bốn bề non nước. Mỗi độ lễ hội ở An Giang , bức tranh thiên phú Trà Sư càng quyến rũ hơn bởi “bảng màu” rực rỡ, tươi đẹp.
Làng nghề Trường Sơn: Nơi hội tụ nhiều tác phẩm mỹ nghệ độc đáo
Nếu một lần bạn đến với Nha Trang du lịch sẽ mê mẩn với nét đẹp truyền thống làng nghề Trường Sơn, phường Phước Long, thành phố Nha Trang đến nơi đây bạn sẽ cảm nhận được những giá trị văn hoá được cha ông gìn giữ hàng trăm năm cho đến ngày nay qua hàng trăm tác phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, trong đó có 10 bộ tác phẩm đạt kỷ lục Việt Nam.
Độc đáo nghề dệt thổ cẩm
Từ đôi tay khéo léo của những con người dân tộc Cơtu đã tạo ra vô số sản phẩm độc đáo. Những sản phẩm đó đã được bảo lưu nét tinh hoa văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và trang phục. Đây là một trong những thành tố góp phần hình thành không gian văn hóa đặc sắc của tộc người Cơtu.
Tuyên Quang: Hương vị cơm Lam in sâu trong lòng du khách
Tuyên Quang được biết đến không chỉ là những khu di tích lịch sử nổi tiếng được mệnh danh là “thủ đô kháng chiến” mà còn được biết đến những món ăn dân dã mang đậm hương vị nơi thủ đô kháng chiến đó là món ăn cơm lam tại phường Mỹ Lâm, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Những gương mặt vui vẻ trìu mến khách, những giọt mồ hôi lăn trên má vì lò cơm lam lửa đỏ hồng.
Thuỷ Xuân (TP. Huế): Nét đẹp độc đáo từ phố làng hương kiến du khách mê mẩn
Khi các du khách thập phương đến với Huế mộng mơ là nhắc ngay đến vẻ đẹp của Làng nghề làm hương tại phường Thủy Xuân, TP.Huế nơi đây được hình thành từ thời nhà Nguyễn lúc đầu là phục vụ cho nhu cầu tâm linh, thờ cúng của Triều đình và nhân dân trong vùng. Nhiều năm trở lại đây, các hộ gia đình đã lập các cơ sở trình diễn nghề, trưng bày và quảng bá sản phẩm đến khách du lịch trong và ngoài nước khiến nhiều du khách cảm thán từ cách làm đến vấn đề lựa chọn nguyên vật liệu.