Uniqlo mạnh tay trả lương 8,8 triệu USD lôi kéo nhân tài trong cuộc thách đấu Big Tech
- 13
- Hội nhập
- 09:23 16/01/2022
DNHN - Thương hiệu quần áo nổi tiếng thế giới ra sức mời gọi nhân tài công nghệ, chuẩn bị cho cuộc đối đầu với Amazon và các "gã khổng lồ" công nghệ khác.

Chuỗi quần áo bán lẻ Uniqlo đã thông báo trả lương lên tới 1 tỷ yên (8,8 triệu USD)/năm cho nhân tài đầu quân về hãng trong bối cảnh cạnh tranh với Big Tech như Amazon ngày càng nóng lên.
Giám đốc điều hành Tadashi Yanai cho biết, Fast Retailing sẽ tăng mức lương trần cho nhân sự trong năm nay, hơn cả tiền lương của ông hiện là 400 triệu yên. Đây sẽ là một trong những mức lương cao nhất trên cả nước. Công ty hy vọng với số tiền khủng bỏ ra sẽ thu hút giới tinh hoa toàn cầu thông thạo về số hóa, thương mại điện tử và chuỗi cung ứng nhằm thay đổi con đường kiếm lợi nhuận kinh doanh hàng may mặc.
Ông Yanai chia sẻ: "Chúng tôi đang tìm kiếm những người có thể tạo ra giá trị mới và đặt doanh nghiệp lên hàng đầu. Chúng tôi không cần thêm các nhà tư vấn hay những ai đã từng làm việc tại các tập đoàn lớn. Thiên tài trên thế giới có rất nhiều, nếu họ giỏi hơn tôi, tôi sẵn sàng chỉ nhận 100 hoặc 200 triệu yên và trả cho họ số còn lại".
Tập đoàn hiện có khoảng 56.000 nhân viên, chưa tính nhân sự tại các cửa hàng với mức lương trung bình khoảng 9,6 triệu yên. Doanh số bán hàng may mặc trực tuyến đã tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch vi rút Corona. Những "gã khổng lồ" công nghệ cũng đang nung nấu ý định tái cơ cấu ngành may mặc, bằng chứng là Google củng cố hoạt động kinh doanh thông qua hợp tác với các nhà bán lẻ trực tuyến.
Ông Yanai nhấn mạnh: "Trong tương lai, đối thủ của chúng tôi sẽ là GAFA [Google, Apple, Facebook (nay là Meta) và Amazon] thay cho Zara". Mức lương tại các công ty Nhật Bản thường tính theo thâm niên vì người Nhật quan niệm làm việc đến hết đời. Động thái của công ty may mặc hàng đầu quốc gia tăng lương cho nhân viên có thể ảnh hưởng đến toàn ngành.
Theo Mynavi, một nhà điều hành trang web việc làm, mức lương trung bình cho ngành hậu cần, bán lẻ, thực phẩm bao gồm thời trang là 4,06 triệu yên. Theo một cuộc khảo sát năm tài chính 2020 của Tập đoàn Deloitte Tohmatsu, các CEO ở Nhật nhận mức lương trung bình hàng năm là 120 triệu yên, so với 1,58 tỷ yên ở Mỹ và 330 triệu yên ở Anh, ngang hàng với các giám đốc kinh doanh phương Tây tiềm năng.
My My
Bài liên quan
#big tech

Khi Big Tech đụng độ với Chính phủ
Những "gã khổng lồ" công nghệ được ví như các nước đang phát triển thiếu các thể chế quản lý phù hợp. Nếu quản lý không hiệu quả ngành công nghệ sẽ gia tăng chi phí cho xã hội và doanh nghiệp.

Cuộc chạy đua vốn hóa thị trường trị giá 3 nghìn tỷ đô la của những “gã khổng lồ” thế giới
BigTech và Tesla giờ đây đang trong cuộc chạy đua chạm mốc vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ đô đầy cam go.

Facebook không phải vấn đề duy nhất của giới công nghệ Mỹ
Các vấn đề trong Big Tech mang tính hệ thống, không chỉ là lỗi của một công ty duy nhất.

Mỹ xem xét mạnh tay đối với Big Tech
Những gã khổng lồ công nghệ bao gồm Amazon, Apple, Facebook và Google có thể buộc phải thực hiện những thay đổi sâu rộng trong hoạt động kinh doanh theo một loạt dự luật mới được các nhà lập pháp Hạ viện đưa ra hôm thứ Sáu nhằm giám sát sức mạnh của các doanh nghiệp lớn trên cả nước.

Big Tech ủng hộ luật thuế mới nhưng giảm thuế dịch vụ kỹ thuật số
Những “gã khổng lồ” công nghệ nước Mỹ được hưởng lợi kể từ thỏa thuận của G7 nhằm đặt ra mức 15% thuế doanh nghiệp toàn cầu, theo các nhà vận động hành lang, thỏa thuận cuối cùng sẽ loại bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số ngày càng phổ biến trên thế giới.

Mỹ cảnh giác Bigtech “nuốt chửng” startup
Cơ quan quản lý chống độc quyền của Hoa Kỳ có dấu hiệu giám sát chặt chẽ hơn đối với các thương vụ mua lại nhỏ lẻ đến từ vị trí của những “gã khổng lồ” công nghệ của nước này, mở ra con đường tiềm năng mới trong nỗ lực hạn chế sự thống trị của các công ty.
Đọc thêm Hội nhập
Đại gia dầu mỏ Saudi Aramco báo lãi gấp đôi
Hôm 14/8, Saudi Aramco thông báo lợi nhuận quý II tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 48,2 tỷ USD. Công ty này cho biết mức lãi phản ánh nhu cầu dầu thô và lãi từ hoạt động lọc dầu tăng. Saudi Aramco dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng trong thập kỷ này.
Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
Mối quan tâm được đặt lên hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay là những vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), đặc biệt là tính bền vững đã trở thành ưu tiên của nhiều tổ chức.
Giám đốc điều hành Stripe: Các công ty công nghệ Mỹ đang đánh giá thấp tiềm năng của thị trường châu Á
Trong những năm qua, Stripe có trụ sở chính tại San Francisco và Dublin đã mở rộng phạm vi hoạt động từ Bắc Mỹ và châu Âu sang các thị trường châu Á, châu Mỹ Latinh và Trung Đông.
Tập đoàn Saudi Aramco tiếp tục lập kỷ lục về lợi nhuận
Ngày 14/8, Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco (Saudi Arabia) công bố đạt lợi nhuận kỷ lục 48,4 tỷ USD trong quý II/2022 do xung đột ở Ukraine và nhu cầu tăng sau đại dịch khiến giá dầu tăng vọt.
Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi sau cú sốc do Covid-19 gây ra
Theo dữ liệu từ Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong quý 2 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này vẫn còn nhỏ hơn dự báo của thị trường là 2,5%.
Tesla chính thức sản xuất được hơn 3 triệu chiếc ô tô điện
Thông báo của Musk được đưa ra sau nhiều tháng ngừng hoạt động và tình trạng thiếu phụ tùng diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc, điều này đã đe dọa đến việc sản xuất xe của Tesla.
Các nhà bán lẻ tại Mỹ thu được lợi nhuận từ các sản phẩm làm đẹp
Khi lạm phát gia tăng, một số người đã quyết định không mua quần áo mới hay trì hoãn các khoản chi tiêu lớn như mua TV và các thiết bị gia dụng, thậm chỉ là hủy gia hạn tài khoản Netflix. Nhưng hiện tại, họ vẫn đang sẵn sàng chi tiêu vào các sản phẩm làm đẹp.
Doanh số bán hàng của các thương hiệu xa xỉ tăng, bất chấp lo ngại lạm phát và suy thoái
Giá thực phẩm, xăng đã tăng vọt trong năm qua, nhưng điều này dường như không ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu của những người giàu tại các cửa hàng đồ xa xỉ, nơi những đôi giày thể thao có giá 1.200 đô la và xe thể thao có thể lên tới 300.000 đô la.
Đạo luật mới nhất của Mỹ đặt ra rào cản đối với Toyota Motor và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản
Đạo luật mới nhất của chính quyền Biden nhằm thúc đẩy xe điện ở Mỹ đặt ra rào cản đối với Toyota Motor và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khác. Chính quyền Tổng thống Joe Biden yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải sản xuất ở Bắc Mỹ.
Johnson & Johnson dừng bán phấn rôm bột talc trên toàn cầu
J&J cũng đã chấm dứt kinh doanh sản phẩm phấn rôm bột talc ở Mỹ và Canada trong bối cảnh đối mặt với hàng ngàn đơn kiện của người tiêu dùng về tính an toàn.