Tỷ phú Tony Fernandes "cha đẻ" hãng AirAsia

16:02 21/06/2021

Với một giấc mơ đã có từ thuở nhỏ, một chút cảm hứng từ Richard Branson và một thương vụ chỉ 20 xu đã đưa nhà kinh doanh Tony Fernandes "lên đỉnh" sự nghiệp bằng một hãng hàng không giá rẻ xuyên châu Á.

Tony Fernandes sinh ngày 30/4/1964, tại Thành phố Kuala Lumpur, Malaysia. Fernandes nhập học tại một trường nội trú ở Epsom, Surrey, trước khi theo học tại Trường Kinh tế London. Học theo Branson, ông cũng bắt đầu từ ngành công nghiệp âm nhạc, làm việc cho Virgin sau khi tốt nghiệp.  

Tỷ phú Tony Fernandes. Nguồn ảnh: Internet
Tỷ phú Tony Fernandes. Nguồn ảnh: Internet.

Vào năm 2001, ở tuổi 37, ông dấn thân vào ngành hàng không bằng việc mua lại AirAsia với chỉ 1 ringgit (tức khoảng 20 xu) cùng với khối nợ lớn mà hãng này đã phải gánh chịu. Theo tạp chí Forbes, tổng giá trị tài sản cá nhân mà ông có lên đến khoảng 620 triệu USD. Vào năm 2011, ông được phong tặng huân chương CBE cao quý của Anh.

Cách tạo dựng thương hiệu của AirAsia có phần giống với Virgin của Branson, từ màu sắc cho đến phông chữ, nhưng lớn hơn cả là việc hãng tham gia thị trường hàng không giá rẻ đã và đang biến đổi thị trường châu Âu. Chẳng bao lâu sau, phi đội bay của AirAsia đã phát triển nhanh chóng, và trong vòng 1 thập kỷ, hãng đã có 30 triệu khách hàng mỗi năm.

Mặc dù Tổng hành dinh của công ty nằm ở Malaysia, thương hiệu AirAsia đã trở thành một phần của bất kỳ hãng hàng không nào mà Fernandes có cổ phần. Ông đã mua 49% cổ phiếu của AWAIR, một hãng hàng không giá rẻ của Indonesia và biến nó thành Indonesia AirAsia vào năm sau đó. Tương tự như vậy, ông đã đưa AirAsia vào Philippines, Thái Lan, Nhật Bản và gần đây nhất là Ấn Độ.

Mặc dù là một nhà kinh doanh lão luyện, Fernandes đã có những bước đi không thành công trong một số lĩnh vực. Ở Anh, ông nổi tiếng với việc mua lại câu lạc bộ bóng đá QPR và trả lương cho nhiều ngôi sao trong đội đã thi đấu không thành công. Một vụ đầu tư mạo hiểm vào Giải Công thức 1 đã kết thúc không như ý vào đầu năm 2014.

Là một trong những gương mặt được biết đến nhiều nhất ở châu Á, khi ông tham gia làm giám khảo của chương trình The Apprentice, ông không ngần ngại hoạt động tạo dựng hình ảnh táo bạo như Branson. Gần đây, hai người đã cược riêng với nhau và kết quả là ông trùm Virgin đã phải làm tiếp viên hàng không phục vụ khách trên các chuyến bay của AirAsia.

Fernandes đã rất tích cực hoạt động truyền thông và nhanh chóng gửi lời chia buồn, cũng như cung cấp thông tin cho công chúng khi ông đích thân đến Surabaya để gặp những thân nhân của những người có mặt trên chuyến bay QZ8501.

“Đây là ác mộng tồi tệ nhất của tôi”, ông chia sẻ trên trang Twitter. “Nhưng chúng ta sẽ không dừng lại. Tôi nhắn gửi toàn bộ nhân viên ở AirAsia hãy mạnh mẽ và luôn là những người giỏi nhất. Hãy cầu nguyên, tiếp tục làm điều tốt nhất cho tất cả khách hàng. Gặp lại mọi người sau”.

TH