Tỷ phú Brian Kim mất 7 tỷ USD tài sản sau loạt bê bối
- 32
- Hồ sơ doanh nhân
- 13:43 26/01/2022
DNHN - Từ một cậu bé nghèo khó, năm ngoái, Brian Kim đã vượt qua cả người thừa kế Samsung Jay Y. Lee, trở thành người đàn ông giàu nhất Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau đó một loạt bê bối liên tục xảy ra với người giàu nhất Hàn Quốc khiến giá trị tài sản của ông "bốc hơi" 7 tỷ USD.

Sự nổi lên của Brian Kim - người có xuất thân trong gia đình lao động nghèo - khi vượt qua người thừa kế Samsung Lee Jae-yong và trở thành người giàu nhất Hàn Quốc năm 2021 đánh dấu sự vươn lên của các tỷ phú tự thân ở Hàn Quốc. Trước đây, những người giàu nhất Hàn Quốc đều xuất thân là thành viên các gia đình kiểm soát các tập đoàn gia đình (chaebol) hàng đầu xứ sở kim chi như Samsung hay LG. Tuy nhiên, các bê bối gần đây liên quan tới Kakao Corp đã thổi bay phần lớn tài sản của Kim - người giàu lên nhanh chóng nhờ cổ phiếu công nghệ thăng hoa trong bối cảnh đại dịch
Đầu tiên là những lo ngại về độc quyền đối với "gã khổng lồ" nhắn tin Kakao Corp khi Hàn Quốc thiết lập các biện pháp nghiêm ngặt để chống hành vi này. Sau đó là phản ứng dữ dội của giới đầu tư khi các giám đốc điều hành bán cổ phiếu quá sớm ngay sau khi IPO thành công. Và tuần trước, ông Kim còn dính bê bối bị cáo buộc trốn thuế 886 tỷ won (tương đương 722 triệu USD) dù Kakao đã bác bỏ cáo buộc này là "vô căn cứ".
Tuy nhiên, điều đó đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của Kakao, khiến cổ phiếu này giảm 48% so với mức đỉnh tháng 6 năm ngoái, xóa sổ khoảng 7 tỷ USD tài sản của ông Kim, theo Bloomberg Billionaires Index.
Sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo khó, Kim là người đầu tiên trong số các anh chị em mình được học đại học. Năm 2006, Kim bắt đầu thành lập công ty tiền thân của Kakao và ra mắt ứng dụng nhắn tin di động Kakao Talk 4 năm sau đó. Sau đó công ty mở rộng sang các mảng ngân hàng trực tuyến, trò chơi trực tuyến và ứng dụng gọi xe.
Trong vòng chưa đầy 2 năm, 3 trong số các đơn vị của Kakao đã được niêm yết gồm: Kakao Games Corp., KakaoBank Corp. và Kakao Pay Corp. Một số đơn vị khác như Kakao Mobility Corp và đơn vị điều hành nền tảng truyện tranh kỹ thuật số Piccoma cũng đang chờ để niêm yết.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chóng mặt này khiến Kakao phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn về mặt pháp lý. Sự thống trị của Kakao bị chỉ trích sẽ đe dọa đến các cửa hàng bán lẻ. Tháng 9 năm ngoái, tỷ phú Kim đã cam kết hỗ trợ 300 tỷ won cho các tiểu thương và sẽ xem xét loại bỏ các dịch vụ cạnh tranh với họ như giao hoa.
Một cuộc bê bối khác xảy ra vào cuối năm ngoái khi các giám đốc điều hành Kakao Pay bán cổ phần ngay sau khi ra mắt thị trường chứng khoán hồi tháng 11, khiến giá cổ phiếu của các đơn vị trong tập đoàn sụt giảm. Tuần trước 3 trong số các giám đốc cấp cao của công ty này đã phải từ chức.
Liên quan đến bê bối trốn thuế, người phát ngôn của Kakao cho biết, cuộc điều tra thuế do cơ quan cảnh sát phía nam tỉnh Gyeonggi thực hiện sau khi có cáo buộc ông Kim thao túng tài khoản để trốn thuế thu lợi từ việc sáp nhập Kakao và cổng thông tin điện tử Daum hồi 2014. Năm 2019, văn phòng công tố quận trung tâm Seoul đã bác bỏ cáo buộc này.
Theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg, ông Kim hiện có 8 tỷ USD giá trị tài sản, chủ yếu dựa trên 24% cổ phần nắm giữ trực tiếp tại Kakao và thông qua K Cube Holding, công ty mẹ được cấu trúc như văn phòng gia đình. Ông Kim cũng đối mặt với cáo buộc rằng K Cube vi phạm quy định cấm các công ty liên quan đến đầu tư tài chính thực hiện quyền biểu quyết trong các chi nhánh phi tài chính.
Tỷ phú Kim cũng là một trong những người "cam kết cho đi". Tháng 3 năm ngoái, ông cùng vợ đã ký kết sáng kiến Giving Pledge của tỷ phú Warren Buffett, với cam kết cho đi hầu hết tài sản trong suốt cuộc đời.
Ngành công nghệ đang trải qua một giai đoạn khó khăn khi các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẵn sàng tăng lãi suất. Lĩnh vực này đã giảm mạnh so với mức cao nhất trong tháng 12 khi nhà đầu tư có xu hướng tránh các cổ phiếu có giá trị cao để đầu tư vào các cổ phiếu rẻ hơn với kỳ vọng kiếm lãi tốt hơn trong bối cảnh chi phí lãi vay tăng cao.
Hương Ly (t/h)
Bài liên quan
#kinh doanh

CEO Hoàng Tùng: Nếu mình muốn trở thành một người giỏi, mình phải được rèn luyện dưới những con người tài giỏi
Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách under 30, và Hoàng Tùng – Đồng sáng lập kiêm Bếp trưởng T.U.N.G Dining là một trong 26 người trẻ được vinh danh.

Startup Gobble huy động thành công 1,3 triệu USD trong vòng hạt giống do Beenext và Flash Ventures dẫn đầu
Gobble, một công ty công nghệ thực phẩm có trụ sở tại Singapore, vừa huy động được 1,3 triệu USD trong vòng hạt giống do Beenext và Flash Ventures dẫn đầu.

CEO Trần Văn Minh và hành trình IPO thành công tại Nhật Bản
Hybrid Technologies là startup công nghệ mới 5 năm tuổi, rất trẻ so với độ tuổi trung bình là 19 của các doanh nghiệp Nhật khi niêm yết trên thị trường. Tương tự, Trần Văn Minh- CEO của công ty cũng chỉ 36 tuổi, trẻ hơn rất nhiều so với mức tuổi trung bình 50 của các CEO doanh nghiệp đã lên sàn khác ở Nhật.

Các ngôi sao xây dựng đế chế kinh doanh tỷ USD phần lớn nhờ đâu?
Vừa qua, ngành công nghiệp may mặc chứng kiến bước nhảy vọt của hai thương hiệu thời trang: Savage X Fenty của Rihanna và Skims của Kim Kardashian. Hai thương hiệu này đã công bố nhận vốn đầu tư mới khổng lồ, trong đó Savage X Fenty với 125 triệu USD và Skims với 240 triệu USD. Với số vốn đầu tư mới, hai thương hiệu đồ lót do ca sĩ Rihanna và ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian làm chủ hứa hẹn bành trướng thị trường chỉ sau vài năm ra đời.

Rachmat Kaimuddin từ chức CEO Bukalapak
Kaimuddin trở thành CEO của Công ty thương mại điện tử Indonesia vào tháng 1/2020, thay thế đồng sáng lập Achmad Zaky. Kaimuddin có kinh nghiệm làm việc ở vị trí cộng sự cấp cao tại Tập đoàn Tư vấn Boston, và là Giám đốc tài chính và kế hoạch của Bank Bukopin, một công ty cho vay tư nhân hạng trung của Indonesia, trước khi gia nhập Bukalapak... Mới đây, ông đã từ chức sau chưa đầy 2 năm đương nhiệm.

Hiệu sách sáng tạo trở thành ngành kinh doanh bùng nổ nhất Trung Quốc những ngày cận Tết
Ngày nay, dễ dàng bắt gặp nhiều cửa hàng sách, thư viện được trang hoàng rực rỡ, nội thất thiết kế tinh xảo trên khắp các thành phố lớn ở Trung Quốc và đây đang là xu hướng kinh doanh hấp dẫn hơn cả.
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
05 gương mặt Việt được vinh danh trong danh sách 'Forbes Under 30 Asia 2022'
Danh sách Forbes Under 30 Asia 2022 được tuyển chọn từ hơn 4.000 đề cử, tuy nhiên cuối cùng chỉ có 300 cái tên được các phóng viên Forbes và ban giám khảo trong hội đồng thẩm định và đánh giá xét duyệt.
Nữ doanh nhân gốc Á đánh bại thị trường bằng chiến lược đầu tư khôn ngoan
Khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine khiến hầu hết các quỹ của các thị trường mới nổi giảm mạnh, Quỹ Chỉ số Tự do của Perth Tolle đã tránh được hầu hết các rủi ro, bởi vì các nền kinh tế lớn sẽ không bao giờ nằm trong danh sách đầu tư của cô ấy.
Tân Tổng giám đốc Viettel Post Hoàng Trung Thành: Thúc đẩy Viettel Post chuyển đổi số nhanh nhất
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, Upcom: VTP) vừa có thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao tại công ty này. Cụ thể, ông Hoàng Trung Thành sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Viettel Post kể từ ngày 18/05/2022.
Bà Trần Anh Đào giữ chức Tổng giám đốc HoSE
Bà Trần Anh Đào là thế hệ nhân sự đầu tiên vận hành HoSE từ 7/2000. Giữa năm 2013, bà được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng đấu giá và quản lý niêm yết cho đến nay.
Doanh nhân Lê Hùng Anh, CEO BIN Corporation Group: "Muốn xuất khẩu áo ấm, phải trải nghiệm mùa đông"
Lê Hùng Anh khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, từng thất bại nhiều lần trước khi gây dựng thành công BIN Corporation Group tại nhiều quốc gia. Theo ông Lê Hùng Anh, chìa khóa thành công khi kinh doanh tại thị trường quốc tế chính là phương pháp tiếp cận. Muốn cung cấp sản phẩm dịch vụ ở quốc gia nào đó, mỗi startup phải hiểu khách hàng ở đó cần gì, văn hóa, thói quen, tính cách đặc trưng của họ ra sao,…
Doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng, vị đại gia đứng sau hệ sinh thái Apec làm gì để giá trị tài sản đã tăng rất nhanh?
Năm 2021 là một năm thành công với ông Nguyễn Đỗ Lăng, vị đại gia đứng sau hệ sinh thái Apec với giá trị tài sản tăng rất nhanh. Hiện nay, ông Nguyễn Đỗ Lăng cũng nằm trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, Apec còn từng có dự định hướng tới một công ty khác vốn lên đến 10.000 tỷ đồng.
Doanh nhân Thái Hương được vinh danh Top 10 Phụ nữ vì sự phát triển bền vững
Ngày 9/5/2022, tại Singapore, bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) đã được CSRWorks International vinh danh là một trong 10 lãnh đạo nữ tại châu Á trong danh sách những “Phụ nữ vì Phát triển Bền vững” (Asia’s Top Sustainability Superwoman 2021), ghi nhận những thành tựu của bà trong hành trình dẫn dắt phát triển bền vững trong doanh nghiệp cũng như những đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội, môi trường.
William Hiếu Nguyễn - Tập đoàn IPPG: Niềm tự hào thế hệ kế cận thứ hai của vợ chồng “vua hàng hiệu”
Hôm 7/5, William Hiếu Nguyễn xuất hiện khá chững chạc trong vai trò là người đại diện cho IPPG, thay mặt Chủ tịch Tập đoàn là bố mình - ông Johnathan Hạnh Nguyễn để cắt băng khánh thành Trung tâm trí tuệ nhân tạo (AIC) đầu tiên tỉnh Lâm Đồng.
Ông Kim Byoungho - tân Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank: Đưa các chuẩn mực quốc tế tốt nhất vào công tác quản trị
HDBank vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) bầu ông Kim Byoungho – thành viên HĐQT độc lập giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank từ ngày 29/4/2022, với kế hoạch đưa ngân hàng vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập mạnh mẽ hơn.
Tiềm lực của IDS Equity Holdings - ông chủ mới của Ocean Group
Sau nhiều năm cuộc chiến nội bộ cổ đông tại Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) đã có kết quả với phần thắng nghiêng về IDS Equity Holdings - một quỹ đầu tư với nhiều thành viên HDQT là người Nhật.