
Twitter hiện chỉ có giá tương đương 1/3 số tiền Elon Musk mua lại
Nền tảng Twitter vẫn đang trong vòng xoáy khó khăn từ khi ông Musk tiếp quản. Hãng này phải gánh 13 tỷ USD nợ từ thương vụ mua bán của Elon Musk.

Tỷ phú Elon Musk đã thừa nhận rằng ông đã trả quá nhiều cho Twitter. Trước đó, CEO công ty xe điện Tesla và hãng hàng không vũ trụ SpaceX đã hoàn tất việc tiếp quản công ty truyền thông mạng xã hội Twitter thông qua gói thầu trị giá 44 tỷ USD vào tháng 10/2022, bao gồm 33,5 tỷ USD vốn cổ phần.
Gần đây, tỷ phú này cũng thừa nhận Twitter hiện chỉ có giá chưa bằng một nửa số này. Hiện chưa rõ Fidelity tính toán giá trị mới của Twitter bằng cách nào, hoặc họ có nhận được thông tin mật nào về tình hình Twitter hay không.
Twitter vẫn trong vòng xoáy khó khăn từ khi ông Musk tiếp quản. Hãng này phải gánh 13 tỷ USD nợ từ thương vụ mua bán của Elon Musk. Việc CEO Tesla đưa ra quyết định về nhân sự và kiểm duyệt nội dung cũng khiến các doanh nghiệp rời bỏ nền tảng này, kéo theo doanh thu quảng cáo giảm 50%, ông Musk cho biết hồi tháng 3. Nỗ lực lật ngược tình thế bằng cách bán gói dịch vụ Twitter Blue đến nay vẫn chưa có hiệu quả. Đến cuối tháng 3, chưa đầy 1% người dùng hàng tháng của Twitter đăng ký dịch vụ này.
Theo ước tính của Bloomberg Billionaires Index dựa trên định giá của Fidelity, lượng cổ phần của ông Musk tại Twitter trị giá 8.8 tỷ USD. Trước đó, ông Musk chi ra hơn 25 tỷ USD để mua lại 79% cổ phần Twitter trong năm 2022.
Dù vậy, Musk hiện vẫn là người giàu nhì thế giới, với tài sản 187 tỷ USD. Từ đầu năm, tỷ phú có thêm hơn 48 tỷ USD, chủ yếu nhờ giá cổ phiếu Tesla tăng vọt.

Cùng chuyên mục


Singapore: Sân bay Changi sớm áp dụng công nghệ sinh trắc học khuôn mặt thay hộ chiếu

Doanh nghiệp sẽ được phép mua tick xanh trên các nền tảng của Meta

Lý do gì khiến OpenAI bị cơ quan quản lý Ba Lan tiến hành điều tra?

Huawei tuyên bố mục tiêu đáp ứng nhu cầu áp dụng AI cho nhiều ngành

Bốn phiên bản iPhone 15 đã chính thức lên kệ mở bán toàn cầu
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"
-
PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi: Nhu cầu vốn của doanh nghiệp yếu nhưng ngân hàng lại dư thừa