
Kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai với dân cư - đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục hành chính
Với việc kết nối trên, các thông tin về đất đai như người sử dụng đất, số hiệu thửa đất, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích,… đã được kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.
Chiều 29/12, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng với Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đại diện cho hai cơ quan chính thức thức kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Với việc kết nối trên, các thông tin về đất đai như người sử dụng đất, số hiệu thửa đất, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích,… đã được kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, giúp đẩy nhanh việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thực hiện việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, thời gian qua, 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai.

Tính đến hết năm 2022, trên cả nước có 309/705 huyện đã hoàn thành với trên 43 triệu thửa đất. Các dữ liệu đất đai đã được đưa vào sử dụng thường xuyên tại Văn phòng Đăng ký đất đai đồng thời từng bước kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối ở 56/63 tỉnh, thành phố với 309 đơn vị cấp huyện; 4.267 đơn vị cấp xã; trên diện tích hơn 24 triệu thửa đất. Nội dung kết nối bao gồm 18 trường thông tin.
Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam rà soát, xây dựng giải pháp thực cập nhật, quản lý dữ liệu đất đai, nhà ở, địa chỉ số, kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản và giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến đất đai.

Trong khi đó, từ ngày 1/7/2021, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an xây dựng được vận hành với 17 trường thông tin của 98,7 triệu công dân được số hóa. Đây được xem là dữ liệu gốc, một trong các tài nguyên số của quốc gia.
Từ cơ sở dữ liệu quan trọng này, Bộ Công an đã cấp mã số định danh cá nhân cho 100% công dân, đồng thời đã triển khai thu nhận hơn 60 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân có gắn chip điện tử với nhiều ưu điểm nổi bật cho công dân.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc kết nối cơ sở dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu đất đai sẽ giúp người dân tra cứu được các thông tin về đất đai; cơ quan nhà nước quản lý được các biến động về dân cư và đất đai trên môi trường điện tử. Đó là những dữ liệu đầy đủ, sống, sạch phục vụ quản lý, người dân và an ninh quốc gia.
Đặc biệt, trong bối cảnh Luật Cư trú có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 tới đây, việc liên kết hai cơ sở dữ liệu này sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.
Về kế hoạch tiếp theo, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong năm 2023, cơ quan này sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu tập trung, thống nhất, bảo đảm hỗ trợ nghiệp vụ quản lý đất đai và giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Dự kiến đến tháng 6/2023, bộ sẽ hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai của 454/705 huyện tại các địa bàn đông dân; đến hết năm 2023 phấn đấu đạt 550 huyện.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục hình thành nền tảng dữ liệu phục vụ quản lý dữ liệu đất đai, nhà ở, địa chỉ số, kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở cũng như giao dịch bất động sản.
Sau khi kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Tô Lâm đã ký kết "Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2022-2026," giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Bộ Công an.
P.V
- Điều gì khiến Việt Nam ngày một thu hút các ông lớn bán dẫn Hàn Quốc?
- Thép dây không gỉ của Việt Nam không lẩn tránh thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
- Sức huy động vốn ngân hàng tại Hà Nội đang tiếp tục tăng trưởng
- Cốc Cốc chính thức tham gia vào cuộc đua tích hợp trí tuệ nhân tạo
- Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tháng 6 tiếp tục tăng
Cùng chuyên mục


Thanh Hóa thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tháng 6 tiếp tục tăng

Thủ tướng: Hà Giang cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Nhiều dấu hiệu cho thấy sản xuất công nghiệp đang dần khởi sắc

TPHCM đặt mục tiêu chỉ số cải cách hành chính sẽ vào nhóm 15 địa phương dẫn đầu cả nước
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế