Tuyên Quang: Những đồi na bất tận đem lại thu nhập cao cho người dân

07:30 21/07/2021

Tuyên Quang được biết đến phần lớn là diện tích tự nhiên với đất trồng màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng như : Chè, Mía, Lạc và các cây ăn quả khác … Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương người dân nơi đây đã chuyển đổi những đồi hoang, đất ven bờ sông đưa cây na dai vào sản xuất theo hướng hàng hóa, nhiều hộ từng bước vươn lên làm giàu từ cây này.

Bắt đầu đến vụ thu hoạch  vào tháng 8 nhưng để có vụ na năng xuất đạt kinh tế cao thì ngay từ  dịp tháng 11, tháng 12 (âm lịch) hàng năm khi cây rụng lá các chủ vườn thường tiến hành đốn tỉa toàn bộ cành cao, chỉ để cây cao khoảng 1,5 - 1,8 m. Cắt bỏ toàn bộ đầu cành, cành khô, cành tăm hương, cành ngọn và cành nhỏ mọc trong tán, chỉ để lại những cành to bằng ngón tay út trở lên. Sau đó thu gom, tiêu hủy tàn dư thực vật dưới gốc na để loại bỏ các mầm sâu bệnh hại có thể lây lan. Tiến hành bón phân chuồng hoặc phân vi sinh, các loại phân vô cơ theo nhu cầu cây na, tưới đủ ẩm để sang xuân cây bật chồi, hình thành bộ tán mới. 

  Những đồi Na bất tận tại vũng đất trên các dãy núi đá vôi phù hợp với cây Na phát triển.

Theo ông Vũ Thành Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Ninh cho biết, hiện toàn xã có 112 ha na, trong đó 2/3 diện tích này đã cho thu hoạch. Tổng sản lượng đạt gần 700 tấn na quả/năm. Với giá đầu vụ từ 35.000 - 40.000 đồng/kg; giữa vụ giá 20.000 đồng/kg người trồng na rất phấn khởi. Xã có hơn 10 hộ thu lãi từ 200 - 500 triệu đồng/năm từ trồng na.

Những năm gần đây, do năm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc chủ động thụ phấn khi na ra hoa nên hầu như không năm nào na bị mất mùa. Từ đầu vụ khi na bắt đầu đậu quả những nhà vườn đã chủ động để mỗi cành bao nhiêu quả đảm bảo quả đủ to, đều mắt, chất lượng. Người dân đã chủ động cho cây na ra quả vào dịp cuối năm để được giá hơn. 

  Từ trồng na, nhiều hộ dân ở Tuyên Quang đã thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Nguyễn Danh Tiến một người dân tại thôn Soi Tiên, xã Phúc Ninh cho biết, trong khi chờ chính quyền công nhận VietGAP ông và các hộ dân trong thôn vẫn chủ động trồng na sạch, đảm bảo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách. Thay bằng việc phun thuốc bảo vệ thực vật diệt sâu bọ, đến khi quả na đạt đường kính từ 2 đến 3 cm bà con chủ động bọc bằng ni lông để không bị sâu bọ tấn công. Hiện gia đình ông Tiến trồng 10 ha na, mỗi năm thu lãi 250 triệu đồng. Ông Tiến bảo rằng, nếu không trồng na an toàn, na mất giá, tiêu thụ khó khăn thì chẳng các nào mình tự hất nồi cơm của mình đi.

Vũ Văn Tiến