Tư vấn xuất khẩu gia vị Việt sang thị trường Trung Đông
- 431
- Cơ hội giao thương
- 23:05 26/07/2022
DNHN - Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại các nước Trung Đông, châu Phi tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu gia vị sang các thị trường này.
Hiện nay, khu vực Trung Đông, châu Phi đang được biết đến như một khối thị trường giàu tiềm năng có nhu cầu nhập khẩu tương đối cao, không đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng gia vị nói riêng sang thị trường mới còn nhiều tiềm năng này là một hướng đi phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu xăng dầu, hạt điều, nhựa… từ Trung Đông, châu Phi và xuất khẩu sang khu vực trên gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, máy móc thiết bị, điện tử, dệt may, giày dép. Tại châu Phi, có những quốc gia nằm sâu trong lục địa chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi rất khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực thực phẩm nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Vì thế, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản, thực phẩm, rau củ quả vào châu Phi rất lớn.

Nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã của Việt Nam tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu gia vị sang thị trường các nước Trung Đông, châu Phi, ngày 27/7/2022, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại các nước Trung Đông, châu Phi tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu gia vị sang thị trường này. Sự kiện sẽ được tổ chức trực tiếp tại Đồng Nai, kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến trên fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.
Tại phiên tư vấn, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) sẽ trao đổi về nguồn cung các sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam, thị trường xuất khẩu mục tiêu và một số vấn đề xúc tiến xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu Việt Nam ra thị trường thế giới. Bên cạnh đó, các chuyên gia thị trường sẽ thông tin cập nhật về tình hình thị trường gia vị tại một số nước Trung Đông – châu Phi (UAE, Ả-rập Xê-út, Israel, Iran, Nam Phi); vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện nhập khẩu sản phẩm gia vị và một số điều cần biết khác khi kinh doanh các sản phẩm gia vị với các thị trường này.
Mặc dù tiềm năng còn rất lớn, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng chia sẻ những rủi ro phải đối mặt khi xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, châu Phi, đó là, rủi ro về thanh toán như nhiều đối tác trả chậm, không có khả năng thanh toán, rủi ro về tỷ giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng gặp rủi ro trong tranh chấp về hợp đồng mua bán như khối lượng, trọng lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, tranh chấp liên quan đến chủ thể của hợp đồng do người ký hợp đồng không có năng lực nhập khẩu.
Để hạn chế những rủi ro, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi giao dịch như: Lịch sử giao dịch, uy tín, quy mô và khả năng thanh toán, ngân hàng bảo lãnh, ngân hàng phát hành L/C… Đồng thời, cần cảnh giác với các thương vụ quá hấp dẫn, tìm hiểu thông tin qua các Thương vụ Việt Nam tại địa bàn Trung Đông – châu Phi, Phòng thương mại công nghiệp nước sở tại.
PV
Bài liên quan
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
#xuất khẩu gia vị

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gia tăng xuất khẩu rau, gia vị vào thị trường EU
Đối tượng chính hướng đến của Dự án SFV-Export là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành hàng gia vị, rau quả có mong muốn gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU.
Đọc thêm Cơ hội giao thương
Giải pháp đảy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
Trong 6 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, với mục tiêu kế hoạch cả năm là 43,5 tỷ USD, chặng đường phía trước còn nhiều gian nan và đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa ngay từ bây giờ...
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Từ ngày 5/8 đến 9/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra chương trình Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại. Chương trình cung cấp thông tin, giải pháp giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp vào các mạng lưới phân phối nước ngoài và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Lãnh đạo tỉnh Long An làm việc với Chủ tịch Tập đoàn GS - Yongsoo Huh tại Hàn Quốc
Nhân dịp tham dự Hội thảo xúc tiến đầu tư, Diễn đàn khu vực biển Hoàng Hải lần thứ 8 tổ chức tại tỉnh Chungcheongnam (Hàn Quốc), Đoàn công tác tỉnh Long An do ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành có cuộc gặp gỡ, làm việc với Chủ tịch Tập đoàn GS - Yongsoo Huh tại Hàn Quốc.
Tận dụng cơ hội từ UKVFTA trong thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường Vương quốc Anh
Bộ Công Thương nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tận dụng cơ hội từ UKVFTA mang lại trong thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang Anh. Bởi theo cam kết của UKVFTA, sau 6 năm kể từ khi UKVFTA có hiệu lực, Vương quốc Anh sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Những điều cần biết về thị trường Đan Mạch
Môi trường kinh doanh của Đan Mạch được đánh giá là thân thiện, 10 năm liền được Ngân hàng Thế giới xếp hạng là nước có môi trường kinh doanh tốt nhất châu Âu và luôn đứng trong 5 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.
Thuế và hạn ngạch đối với gạo nhập khẩu vào Bắc Âu
Nói về yếu tố quan trọng nhất để gạo Việt chinh phục khu vực thị trường Bắc Âu, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển nhấn mạnh: “Chất lượng nhất quán là chìa khóa!”.
TPHCM kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ
Vừa qua, đoàn công tác TPHCM do đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM dẫn đầu đã có buổi gặp gỡ các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhằm xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Buổi gặp gỡ được tổ chức tại Thung lũng Silicon, trung tâm công nghệ của Hoa Kỳ.
Dự báo ngành xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt 1,1 tỷ USD nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu (XK) cá ngừ trong tháng 6/2022 đạt 90 triệu USD, tăng 41%. Cả năm 2022 dự kiến XK cá ngừ sẽ đạt tổng kim ngạch khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2021.
Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực miền Trung-Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu
Hội nghị cung cấp thông tin, giải pháp hiệu quả thiết thực giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh cung ứng hàng hóa trực tiếp vào các mạng lưới phân phối trong nước, ngoài nước và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu...
Doanh nghiệp cần hiểu về thị thường ASEAN
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, thị trường ASEAN không khó tính như nhiều thị trường khác tại Đông Bắc Á, châu Âu, Hoa Kỳ. Không những thế, ASEAN còn có vị trí địa lý gần gũi, hàng hóa và nhu cầu sử dụng hàng hóa có nhiều điểm tương đồng… nên có thể giúp hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường.