Từ những thương hiệu mỳ gói hàng đầu xứ sở bạch dương đến sự nghiệp ngân hàng nổi bật của doanh nhân Đặng Khắc Vỹ

10:45 22/03/2021

Cùng với những doanh nhân nổi tiếng như ông Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang, Phạm Nhật Vượng, Ngô Chí Dũng,… ông Đặng Khắc Vỹ cũng nằm trong nhóm “đại gia Đông Âu” khi có quãng thời gian khởi nghiệp và hoạt động kinh doanh chính tại thị trường này.

Doanh nhân Đặng Khắc Vỹ
Doanh nhân Đặng Khắc Vỹ.

Ông chủ công ty sản xuất mỳ gói lớn nhất tại Nga

Doanh nhân Đặng Khắc Vỹ sinh ngày 7/6/1968 tại Nghệ An, học khóa 81-84 của trường cấp 3 Nghi Lộc 1 - Nghệ An. Trong lịch sử trường vẫn còn nhắc tên ông Vỹ như là một học sinh thành đạt. 

Cuối những năm 80, trong làn sóng xuất ngoại sang trời Âu, ông Đặng Khắc Vỹ lựa chọn Đông Âu là môi trường học tập và nghiên cứu. Tại đây, ông theo học ngành thăm dò địa chất tại Matxcova và trở thành kỹ sư địa chất. 

Không dừng chân lại ở tấm bằng kỹ sư, niềm say mê nghiên cứu kinh tế, ông đầu quân cho Viện Hàn Lâm Khoa học Nga và học lên tiến sĩ kinh tế. Đây cũng là bước đệm quan trọng giúp ông nắm bắt được thị trường và dấn thân vào kinh doanh tại xứ người. 

Trong lớp đại gia khởi nghiệp và gặt hái được nhiều thành công nổi bật từ thị trường Đông Âu như doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Hồ Hùng Anh, Ngô Chí Dũng hay Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Đặng Khắc Vỹ cũng là một trong những tên tuổi thành công nhất. Thế nhưng trong khi những người bạn đồng hành của ông đã lựa chọn con đường trở về nước, thì ông Khắc Vỹ vẫn lựa chọn Đông Âu làm địa hạt kinh doanh chính của mình.

Với sự bền bỉ và tầm nhìn chiến lược của mình, không chỉ gây dựng thương hiệu của mình lớn mạnh tại xứ sở bạch dương, ông Khắc Vỹ còn khiến giới đầu tư, kinh doanh trong nước kính nể vì tầm ảnh hưởng lớn của mình lên nền kinh tế trong nước, khi song song sở sử hữu vị trí thuyền trưởng tại ngân hàng quốc tế VIB và sáng lập viên, chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Mareven Food Holding Limited - Một trong những thương hiệu sản xuất và phân phối thực phẩm hàng đầu nước Nga.

Trước khi trở thành ông chủ của ngân hàng quốc tế VIB, giống như tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Đặng Khắc Vỹ đã chọn sản phẩm mỳ gói làm sản phẩm đầu tiên để khởi nghiệp.

Mối lương duyên của tiến sỹ kinh tế với mỳ gói từ thời điểm đầu những năm 90 tại Nga bỗng chốc trở thành một câu chuyện cổ tích ngoài đời thường cho không chỉ người Việt mà cả nước bạn phải kính nể vì sự bền bỉ, vươn lên không mệt mỏi của doanh nhân người Việt. Chính những đối tác kinh làm ăn của ông Đặng Khắc Vỹ cũng phải chia sẻ rằng: “Để tồn tại và đứng vững khi kinh doanh ở thị trường Đông Âu thì không phải đơn giản". Chỉ thế thôi cũng có thể hiểu phần nào năng lực và tính cách của ông Vỹ.

Thay vì lựa chọn con đường bán lại toàn bộ cơ ngơi tại xứ người về nước, Ông Vỹ đã chọn cách đương đầu với sóng gió, ngay cả khi bức tường thành hậu thuận về kinh tế cho hoạt động của người Việt tại nước ngoài là “chế độ xã hội chủ nghĩa tại đông Âu” đã sụp đổ. Đến nay, với kinh nghiệm bôn ba và hợp tác với nhiều đối tác tại nhiều quốc gia từ Á sang Âu, ông Đặng Khắc Vỹ đã tích lũy hơn 20 năm làm việc ở Nga. Đến nay hoạt động kinh doanh vẫn đang rất phát triển.

Ông là sáng lập viên của thương hiệu Mareven Food và hiện tại đang giữa vai trò là chủ tịch hội đồng thành viên của tập đoàn về thực phẩm đình đám này. Dưới sự lãnh đạo của đầu tàu tài năng Đặng Khắc Vỹ từ ý tưởng cung cấp sản phẩm thức ăn nhanh cho cộng đồng người Nga, Mareven Food đang nằm trong tốp những công ty chuyên về sản xuất mỳ ống và khoai tây nghiền lớn nhất nước Nga... 

Bên cạnh cái duyên với thực phẩm và hốt bạc từ những thương hiệu mỳ gói hàng đầu xứ sở bạch dương đến nhà máy mì gói xuất khẩu tại Việt Nam, sự nghiệp ngân hàng của ông Đặng Khắc Vỹ cực kỳ nổi bật.
Bên cạnh cái duyên với thực phẩm và hốt bạc từ những thương hiệu mỳ gói hàng đầu xứ sở bạch dương đến nhà máy mì gói xuất khẩu tại Việt Nam, sự nghiệp ngân hàng của ông Đặng Khắc Vỹ cực kỳ nổi bật. (Ảnh: Internet)

Không chỉ xây dựng cơ ngơi huy hoàng tại xứ người, tại Việt Nam, không ai khác, ông Đặng Khắc Vỹ chính là đại gia mỳ gói sở hữu hai thương hiệu quen thuộc với người dùng Việt mang tên “Ba Miền” và Reeva”. Trình làng muộn hơn những đứa con đẻ tinh thần của đại gia Masan Nguyễn Đăng Quang - Masan consumer hay Vina Acecook từ những năm 1992 dưới tên gọi công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng với số vốn điều lệ khoảng 400 tỷ đồng. Dần dà, từ một công ty nhỏ chuyên sản xuất mỳ gói của ông Đặng Khắc Vỹ liên tục mở rộng. Đến khi sáp nhập thêm Netra quy mô vốn đã cán mốc trên 1500 tỷ đồng, công ty mì liên tục đẩy mạnh chiến lược quảng cáo, PR và nâng tầm thương hiệu.

Xây dựng cơ ngơi tại Việt Nam

Bên cạnh cái duyên với thực phẩm và hốt bạc từ những thương hiệu mỳ gói hàng đầu xứ sở bạch dương đến nhà máy mì gói xuất khẩu tại Việt Nam, sự nghiệp ngân hàng của ông Đặng Khắc Vỹ cực kỳ nổi bật.

Trước khi chính thức nhậm chức là chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng quốc tế VIB từ tháng 10 năm 2013, ít người biết rằng, ông Đặng Khắc Vỹ chính là thành viên kỳ cựu của ngân hàng này từ những ngày đầu thành lập từ những năm 1996.

Để hiểu rõ mối quan hệ giữa thương hiệu mì 3 Miền và VIB, cần nhắc lại một cựu cổ đông lớn của VIB - là Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hệ thống Quốc tế (Nettra).

Nettra được thành lập tháng 4/2007, có vốn điều lệ ban đầu 1.200 tỷ đồng, gồm các cổ đông sáng lập là ông Đặng Khắc Dũng, anh trai Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ, góp 774,5 tỷ đồng, chiếm 64,54% vốn; ông Đỗ Xuân Thụ, bố đẻ Thành viên HĐQT VIB Đỗ Xuân Hoàng góp 170,75 tỷ đồng (14,23%); Thành viên HĐQT VIB Đặng Văn Sơn góp 84 tỷ đồng (7%) cùng 1 cá nhân có tên Trần Chiến Thắng trú tại Ba Đình, Hà Nội góp 170,5 tỷ đồng (14,23%).

Netra ngay sau đó bắt đầu nắm giữ lượng lớn cổ phần của VIB. Và sau nhiều lần thay đổi vốn điều lệ và cơ cấu cổ đông, vào đầu năm 2014 doanh nghiệp này tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng và chuyển thành công ty con của Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Việt Hưng (Viethung Food), mà nay chính là Công ty CP Uniben - chủ sở hữu nhãn hiệu mì 3 Miền.

Những năm vừa qua, VIB đã có một số khoản tín dụng giá trị lớn cấp cho công ty mẹ của Nettra là Viethung Food. Đáng chú ý, các khoản cho vay được chính Hội đồng quản trị VIB xét duyệt, đơn cử như với các Nghị quyết 23/2013, 91/2013, 102/2013, 16/2014...

Viethung Food không phải đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng đối với VIB. Nhưng đáng chú ý là mối quan hệ: VIB cấp vốn cho Viethung Food, để rồi Viethung Food lại sở hữu Netra - cổ đông lớn và là doanh nghiệp liên quan đến lãnh đạo cao nhất của VIB.

Lưu ý rằng Viethung Food trước chỉ có vốn 400 tỷ đồng, nhưng có thời điểm sở hữu 100% Netra có quy mô vốn gấp gần 4 lần - 1.500 tỷ đồng!

Thành lập từ năm 1992, công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng chỉ là một cái tên nhỏ bé trong lĩnh vực mì ăn liền, xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nga và châu Âu.

Năm 2004, công ty này ra mắt thương hiệu 3 Miền với sản phẩm chủ lực là mì gói. Sau đó, thương hiệu Reeva ra đời với định vị cao cấp hơn.

Năm 2014, Việt Hưng đổi tên thành Uniben. Với vốn điều lệ 400 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 850 tỷ đồng, khi đó, Uniben Foods chiếm thị phần 17,7% trong ngành mì gói tại thị trường nông thôn, kém xa con số 30,3% của Acecook Việt Nam và 27,3% của Masan Consumer.

Sau khi tăng vốn lên 900 tỷ đồng, với tiềm lực tài chính gấp 2,5 lần trước đây, Uniben đã giành được thành công bước đầu trong trận chiến mì gói vốn bị thống trị bởi 3 ông lớn Vina Acecook, Masan Consumer và Asia Foods.

Người đứng sau Uniben không ai khác chính là “người quen” của ông Quang Masan, đại gia mì gói Nga Đặng Khắc Vỹ.

TH