Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập đã có buổi trao đổi với TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức chương trình.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

TS. Nguyễn Văn Thân: Tôi thấy rằng, các chương trình tài trợ thông qua văn hóa văn nghệ để gây quỹ cho trẻ em thì có nhiều, nhưng đặc biệt chương trình nhạc cổ điển rất ít được triển khai tại Việt Nam.

Xuất phát từ ở trong gia đình tôi, đúng nghĩa là “của nhà trồng được”, tôi có cậu con trai út nổi tiếng không những ở Việt Nam mà trên thế giới, đó là nghệ sĩ Piano Nguyễn Việt Trung.

Tôi có trao đổi với nghệ sĩ Nguyễn Việt Trung về ý tưởng tổ chức đêm nhạc gây quỹ từ thiện. Ngay khi nghe xong, con tôi đã rất hưng phấn và lập tức bắt tay vào tổ chức, sẵn sàng đưa toàn bộ tiền catse vào quỹ từ thiện.

Từ những hào hứng và năng lượng tốt của cậu ấy nên tôi quyết định làm việc với Quỹ Bảo trợ trẻ em. Được các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt là Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực – Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung, các anh chị em lãnh đạo và nhân viên Quỹ rất ủng hộ và khuyến khích, các lãnh đạo Hiệp hội rất hưởng ứng chuyện này.

Hiện, chúng tôi đã chốt lại chương trình hòa nhạc cổ điển gây quỹ sẽ được tổ chức vào ngày 6/7. Trong chương trình có mời thêm 4 nghệ sĩ trẻ biểu diễn. Đây đều là những nghệ sĩ trẻ rất tài năng, được đào tạo và biểu diễn ở nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ. Đặc biệt, các nghệ sĩ này đều nhiệt tình ủng hộ chương trình.

Có rất nhiều cách làm từ thiện nhưng tôi thấy rằng chương trình này vừa gây quỹ, hỗ trợ vật chất để giúp các cháu có hoàn cảnh khó khăn, vừa bồi đắp tinh thần cho các cháu, để các cháu thấy rằng cuộc sống rất phong phú, tươi đẹp.

Chúng tôi dự định trao trực tiếp tại đêm biểu diễn cho 20 cháu, mỗi cháu nhận 1 phần tiền tài trợ, còn lại sẽ dành cho các cháu không có điều kiện để đến.

Khi làm được gì đó trực tiếp có ý nghĩa cho các cháu thì tâm mình rất thanh thản, nhất là các cháu gặp hoàn cảnh khó khăn, mồ côi bố mẹ, không có điều kiện học hành sau đại dịch COVID-19. Còn có các cháu cha mẹ mất sớm vì lí do khác, các cháu bị bệnh tim không có tiền mổ, các cháu bị bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo gia đình không có điều kiện để chữa bệnh,… cũng rất cần được giúp đỡ.

Đương nhiên, việc gây quỹ này phải kết hợp với các nhà hảo tâm. Tôi hy vọng rằng sau một thời gian quyên góp, vận động, sẽ có rất rất nhiều người ủng hộ. Thậm chí người ta mua vé để ủng hộ, nhận được công văn ý kiến của chúng tôi, người ta sẵn sàng gửi ủng hộ ngay tài khoản vào quỹ. Đó là những động lực to lớn để chúng tôi để tổ chức chương trình, cố gắng giúp đỡ được nhiều hơn cho các cháu. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

TS. Nguyễn Văn Thân: Cho đến bây giờ vé gần như đã hết. Nhạc cổ điển là nhạc kén khán giả, nhưng có lẽ vì tính chất của đêm nhạc như thế nên có rất nhiều người mua vé và xin được tài trợ. Thậm chí có những người chỉ nghe thông tin trên mạng xã hội mà chúng tôi đăng, trên báo chí đã gọi điện đến tài trợ. Tuy số đó không nhiều nhưng tinh thần, nhiệt huyết dành cho chương trình lại rất lớn.

Điều này cũng tạo cảm hứng cho 5 nghệ sĩ. Tôi luôn nói với các bạn nghệ sĩ là phải làm tốt, làm hay, để cho khán giả cảm nhận đêm diễn đó có ý nghĩa thiện nguyện. Cho nên chúng tôi làm hết phần chúng tôi, toàn bộ tiền ủng hộ sẽ giao lại cho Quỹ. Chúng tôi cùng với Quỹ trao cho các cháu tiền tài trợ. Hình thức là trao ngay trên sân khấu và công bố kết quả, sau phần lễ đó các nghệ sĩ sẽ biểu diễn. 

Ảnh minh họa

TS. Nguyễn Văn Thân: Thông qua nhiều chương trình tôi tham gia, kể cả các chương trình những người làm công tác lãnh đạo đặt vấn đề đi xin tài trợ, doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm mà tôi trân trọng nhất, đó là người ta chuyên tâm kinh doanh nhưng khi nghĩ đến các cháu và gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì sẵn sàng giúp đỡ. Phản ứng của doanh nghiệp khi mình đưa ra mục đích rõ ràng, tiền, vật chất người ta đưa đến đúng địa chỉ, tin tưởng, thì doanh nhân rất vô cùng nhiệt tình.

Khi chúng tôi kết hợp với Quỹ bảo trợ Trẻ em Việt Nam, người ta rất tin tưởng quỹ đó, chúng tôi cũng hướng dẫn luôn là tất cả các tiền tài trợ phải chuyển vào đúng quỹ đó, cho nên người ta thấy đồng tiền, vật chất người ta đang đặt đúng chỗ. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

TS. Nguyễn Văn Thân: Tôi rất thích câu hỏi này. Đấy cũng là gợi ý để tôi có thể nói với các bạn như này: Bất kể ở một xã hội nào thì sự tồn vong hay phát triển của đất nước là chúng ta dựa vào thế hệ trẻ, trong đó thế hệ trẻ hơn là trẻ em, mà trẻ em phải được chăm sóc chu đáo kể cả về tinh thần, vật chất, văn hóa.

Ở đây các cháu có điều kiện thì có gia đình giúp đỡ, có sức khỏe để đi học thuận lợi hơn. Với các cháu có hoàn cảnh khó khăn thì mình phải giúp. Có khi các cháu chỉ thiếu một nút nào đó thôi, mà vượt qua được cái nút đó các cháu sẽ làm được  điều có ích cho xã hội và bản thân. Cho nên việc giáo dục, giúp đỡ, nuôi nấng trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, trách nhiệm không chỉ nói bằng lời mà phải bằng hiện thực trách nhiệm của đoàn thể, doanh nghiệp có điều kiện về vật chất, tinh thần để giúp đỡ các cháu.

Mặt thứ hai, các cháu khi gặp hoàn cảnh khó khăn. Các cháu có tình yêu thương của xã hội thì sẽ thấy yêu cuộc sống hơn, không bi quan, các cháu tự tin hơn. Nên ngoài vật chất ra, qua đêm nhạc này, các cháu thấy ở trên trái đất này, trên xã hội này còn nhiều các thứ khác mà các cháu cảm nhận thấy và yêu đời hơn. Các cháu sẽ có suy nghĩ tích cực hơn.

Chưa kể thông qua đêm nhạc, những người xung quanh các cháu – là chúng ta, đều nhìn thấy trách nhiệm cho các cháu là phải có, kể cả những người từ trước đến nay không ý thức được chuyện đó, thông qua chương trình này sẽ nhìn thấy phần trách nhiệm đó. Người có điều kiện thì giúp đỡ nhiều hơn. Người không có điều kiện thì mua 1 cái vé. Có khi vì các cháu, người ta không hiểu gì về nhạc cổ điển nhưng vẫn đi để nhìn và cảm nhận thấy. Cho nên trong phần tổ chức chương trình, chúng tôi có đưa các cháu đến và được nghe. 

Ảnh minh họa

Chúng tôi đang làm thử tại Hà Nội và rất hi vọng mỗi năm có thể làm được 1 buổi hòa nhạc, được cộng đồng và các cơ quan thẩm quyền ủng hộ. Chúng tôi có thể dành riêng một buổi để biểu diễn cho các cháu nghe. Việc này cá nhân tôi trước kia đã từng làm. Tôi đến các trại mồ côi, đưa 1,2 nghệ sĩ đến đánh đàn cho các cháu, 1 số cháu cũng tập và hòa cùng với nghệ sĩ.

Việc này nói rất thật là có tấm lòng, có trái tim, nhưng phải có sức, phải nhiệt huyết thì mới làm được. Mình phải cảm thấy việc mình tồn tại trong đất nước này, trong xã hội này, mình phải cảm thấy bằng trái tim thì mới làm được, nếu làm hời hợt thì sẽ không tới nơi tới trốn.

Điều thứ 2, cái tâm phải rất sáng. Là từ thiện nên hy sinh công sức, làm hoàn toàn tự nguyện, BTC vận động anh em, chia sẻ với anh em. Sau khi có được đồng ý của Phó Chủ tịch nước, BTC phải tập trung rất cao độ, làm ngày làm đêm để tổ chức buổi nhạc có ý nghĩ, ngoài ý nghĩa còn phải có sự lan tỏa và sức hút rất cao. Muốn như thế các nghệ sĩ cũng phải tập trung, BTC phải phân công rõ ràng mỗi người một việc, mất khá nhiều thời gian cho việc này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

TS. Nguyễn Văn Thân: Lực lượng DNNVV là lực lượng “yếu thế” nhất trong các doanh nghiệp. Trong tư tưởng của tôi, mình là người từng trải, có kiến thức, mình đứng ra giúp DNNVV phần lớn chỉ biết làm, không nhìn nhận sự phát triển của xã hội, không định hướng được thì mình có kinh nghiệm, thông qua Hiệp hội giúp người ta. Tư tưởng đó xuyên suốt suy nghĩ của tôi.

Từ suy nghĩ ấy, những người tham gia, hoặc doanh nghiệp thành công muốn giúp đỡ DNNVV, đa số hội viên đều hướng theo điều thiện. Người lãnh đạo như thế thì những người theo mình cũng phải cùng chí hướng. Cho nên khi trao đổi vấn đề này tôi thấy không có ai ngại ngùng trong chuyện này. Có điều kiện đến đâu tham gia đến đấy. Không đòi hỏi gắng sức, một đồng tài trợ các cháu cũng quý.

Cũng như thời kì Covid, Hiệp hội chúng tôi cũng tranh thủ sự giúp đỡ của 1 số nước và cũng tham gia vào việc vận động tài trợ vaccine, giúp Chính phủ mua được vaccine sớm nhất. Và cảm thấy lòng rất thanh thản. Vì Thủ tướng nói: Anh xin được 1 liều vaccine trong thời kì này thì anh cứu giúp được một người. Đấy là một sự khích lệ rất lớn. Và bản thân chúng tôi cũng cảm nhận điều đó cho nên chúng tôi cũng làm việc quên mình. Với các cháu cũng thế, đối với doanh nghiệp tiếng Anh gọi là “see be do have” – đầu tiên phải nhìn, cảm nhận, sau phải đến nơi các cháu ăn ở, mình thấy có năng lượng tốt để trong suy nghĩ cố gắng làm tốt kiếm được tiền một phần chia sẻ cho các cháu. Doanh nghiệp thành công bao giờ cũng nhìn thấy được, như là phần trả lại, cái may mắn của mình được chia sẻ với người khác.   

Ảnh minh họa