Trung Quốc gia tăng hỗ trợ nền kinh tế đem lại hi vọng cho tăng trưởng cả khu vực châu Á
- 466
- Hội nhập
- 16:21 25/05/2022
DNHN - Sau đợt phong tỏa các thành phố lớn do số ca nhiễm đại dịch Covid-19 tăng cao, Trung Quốc đã và đang đứng trước các áp lực về giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế do gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như ảnh hưởng sản xuất và tiêu dùng. Các nhà hoạch định chính sách mới đây đã đưa ra các cam kết hỗ trợ mạnh tay hơn để tránh khỏi viễn cảnh xấu khi nền kinh tế vừa mới vào đà hồi phục.

Hãng thông tấn Tân Hoa xã dẫn lời cuộc họp nội các cho biết ngày 23/5, Trung Quốc sẽ mở rộng các khoản giảm trừ tín dụng thuế, hoãn thanh toán an sinh xã hội và trả nợ vay, triển khai các dự án đầu tư mới và thực hiện các bước khác theo lộ trình để hỗ trợ nền kinh tế. Nội các cho biết, Trung Quốc đặt mục tiêu đưa các hoạt động kinh tế của mình trở lại bình thường với một loạt các biện pháp có mục tiêu, mạnh mẽ và hiệu quả. "Hiện tại, áp lực đi xuống đối với nền kinh tế tiếp tục gia tăng và rất khó khăn cho nhiều thành phần trên thị trường", nội các được trích dẫn cho biết sau một cuộc họp thường kỳ. Nhiều nhà kinh tế khu vực tư nhân kỳ vọng tăng trưởng kinh tế sẽ thu hẹp trong quý này, so với mức tăng trưởng 4,8% của quý đầu tiên.
Trong số các bước đi để hỗ trợ nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản giảm thuế tín dụng cho nhiều lĩnh vực hơn và tăng mức cắt giảm thuế hàng năm lên tổng cộng hơn 140 tỷ Nhân dân tệ (21 tỷ USD) lên 2,64 nghìn tỷ Nhân dân tệ, nội các cho biết. Truyền thông nhà nước cho biết, Trung Quốc cũng sẽ giảm một số khoản thuế mua ô tô chở khách xuống 60 tỷ Nhân dân tệ. Ngoài ra, các nhà chức trách sẽ hoãn các khoản chi trả an sinh xã hội, bao gồm cả các khoản chi trả phí bảo hiểm hưu trí, cho các công ty nhỏ, doanh nghiệp cá nhân và một số lĩnh vực khó khăn nghiêm trọng cho đến cuối năm nay. Các khoản thanh toán được trả chậm dự kiến sẽ đạt 320 tỷ Nhân dân tệ trong năm nay theo ước tính của chính phủ.
Đồng thời, Trung Quốc sẽ bổ sung 150 tỷ Nhân dân tệ trong các khoản vay khẩn cấp cho lĩnh vực hàng không đang ốm yếu và hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành phát hành 200 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu, cùng với động thái phát hành 300 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để tài trợ cho việc xây dựng các tuyến đường sắt.
Vào tuần trước, Trung Quốc đã cắt giảm tỷ lệ tham chiếu chuẩn đối với các khoản thế chấp với một biên độ rộng, lần giảm thứ hai trong năm nay khi Bắc Kinh tìm cách hồi sinh lĩnh vực bất động sản khi các nhà phát triển bất động sản lớn liên tục vỡ nợ như Evergrande, Kaisa hay mới đây nhất là Sunac China.
Các nhà phân tích kỳ vọng sẽ có thêm các gói kích thích kinh tế, ví dụ như phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt để tài trợ cho các khoản chi tiêu tài khóa, và nhiều biện pháp hơn nữa để thúc đẩy tiêu dùng trong thời gian còn lại của năm. "Chính phủ sẽ tiếp tục tung ra các gói kích cầu trong nửa cuối năm nay, thông qua cả hai kênh tiền tệ và tài khóa", Zhu Ning, Giáo sư tại Viện Tài chính Cao cấp Thượng Hải tại Đại học Giao thông Thượng Hải phát biểu tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos.
Các ngân hàng cũng sẽ phối hợp với chính phủ và hoãn trả một số khoản vay, bao gồm cả các khoản vay mua ô tô và tiêu dùng, của các công ty nhỏ và cá nhan đang gặp khó khăn. Quỹ bảo lãnh tài chính quốc gia sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình thêm hơn 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trong năm nay theo kế hoạch hiện tại. Nội các Trung Quốc cho biết cũng sẽ khởi động một số dự án mới trong lĩnh vực thủy lợi, giao thông và cải tạo khu ổ chuột đô thị, đồng thời sẽ khởi động một số dự án năng lượng mới.
Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới và đứng đầu châu Á, với sức ảnh hưởng mạnh đến các nền kinh tế khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Với tỉ lệ lạm phát thấp, khác với các quốc gia châu Âu và Mỹ, Trung Quốc có nhiều lựa chọn hơn trong việc kích thích tăng trưởng mà không phải lo ngại về mức lạm phát quá cao. Với số ca nhiễm Covid-19 đang giảm dần cùng với các gói hỗ trợ kinh tế, Trung Quốc có khả năng duy trì đà tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu đã đề ra, đồng thời đem lại hi vọng cho tăng trưởng của cả khu vực châu Á.
Thảo Anh
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
Đọc thêm Hội nhập
Ông trùm Hong Kong Henry Cheng đấu thầu chuỗi cửa hàng quần áo Giordano
Giordano đã suy yếu kể từ khi đạt được mức lợi nhuận cao nhất là 826 triệu đô la Hồng Kông (tương đương 105 triệu đô la) vào năm 2012.
Châu Âu trở nên lo lắng trầm trọng về việc Nga siết chặt nguồn cung cấp khí đốt
Việc siết chặt nguồn cung khí đốt đã làm gia tăng lo ngại rằng EU có thể sắp phải đối mặt với một thời kỳ kinh tế khó khăn. Các nhà phân tích tại Berenberg trong tuần này cho biết việc cắt giảm khí đốt mới nhất có nghĩa là châu Âu đang đối diện với suy thoái.
Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
Nhu cầu về thép đang giảm trong bối cảnh đại dịch và hoạt động xây dựng tê liệt. Rất nhiều thép - một nguyên liệu thô quan trọng của cường quốc sản xuất đang không hoạt động trên khắp đất nước trong bối cảnh nền kinh tế ngừng phát triển buộc nhu cầu và giá cả giảm xuống.
Polestar trở thành nhà sản xuất xe điện mới nhất ra mắt công chúng thông qua sáp nhập SPAC
Kế hoạch của Polestar là sẽ vận hành mạng lưới bán hàng và dịch vụ tại 30 quốc gia vào cuối năm sau, nhưng Giám đốc điều hành cho biết, công ty có thể sẽ đạt được cột mốc đó sớm hơn.
Zomato của Ấn Độ mua lại công ty khởi nghiệp giao hàng do SoftBank hậu thuẫn với giá 570 triệu USD
Việc thúc đẩy mở rộng ra ngoài lĩnh vực kinh doanh giao hàng thực phẩm cốt lõi diễn ra vào thời điểm doanh thu của công ty giảm mạnh
Cuộc đua sản xuất ô tô điện của các thương hiệu xe sang
Mặc dù thị trường ô tô của Trung Quốc nhìn chung đã hạ nhiệt, nhưng lĩnh vực xe sang trọng - những loại xe có giá từ 300.000 Nhân dân tệ trở lên vẫn tiếp tục phát triển.
Nền tảng thương mại hàng hóa Pine Labs của Ấn Độ mua lại startup fintech Setu với giá 75 triệu USD
Vào tháng 3, công ty đã huy động được 50 triệu đô la tài trợ từ Vitruvian Partners, một công ty đầu tư quốc tế có trụ sở tại London, chỉ một tháng sau khi huy động được 150 triệu đô la từ Alpha Wave Ventures.
Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
Các công ty fintech toàn cầu đang triển khai các hệ thống thanh toán mới ở châu Á để làm cầu nối cho hoạt động kinh doanh thanh toán trực tuyến và trực tiếp vốn đang bùng nổ khi người mua sắm quay trở lại các cửa hàng truyền thống do đại dịch COVID-19 dần dịu đi.
Samsung Heavy thu được 3 tỷ đô la từ đơn đặt hàng của 14 nhà cung cấp dịch vụ LNG
Samsung Heavy Industries đã nhận được đơn đặt hàng cho 24 hãng vận chuyển LNG chỉ trong năm nay, đạt giá trị 6,3 tỷ USD và đạt 72% mục tiêu đặt hàng hàng năm.
Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
Thị trường bán dẫn tổng thể ở Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 18,8%, đạt 64 tỷ USD vào năm 2026.