
Trợ lực cho doanh nghiệp Việt tránh tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế
Để hạn chế những rủi ro như vụ việc vừa qua, hành trang mà các doanh nghiệp cần trang bị khi bước vào tiến trình hội nhập là hết sức quan trọng; trong đó, có những cái việc cần phải tìm hiểu khách hàng, đối tác một cách kĩ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch.
Tại Hội thảo “Phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương tổ chức chiều 23/8, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, sau hơn 5 tháng, đến nay, vụ việc các doanh nghiệp Việt Nam bị lừa xuất khẩu hạt điều sang Ý đã được xử lý cơ bản thành công. Từ nguy cơ mất trắng hàng chục container, với trị giá hàng trăm tỉ đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không mất một container nào vào tay những kẻ lừa đảo mặc dù chúng đã chiếm đoạt được gần 40 bộ chứng từ gốc của gần 40 containers.

Từ sự việc trên, đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp bị lừa là quá tin tưởng vào Công ty Môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Trong thời gian dịch bệnh khó khăn, có được những đơn hàng lớn nên doanh nghiệp mong muốn bán được hàng; nhất là vào thời điểm thị trường ít có giao dịch. Cùng với đó, phương thức thanh toán nhiều rủi ro.
Để hỗ trợ doanh nghiệp phòng ngừa tranh chấp, lừa đảo trong thương mại quốc tế, ông Ngô Khắc Lễ, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, doanh nghiệp nên chỉ định ngân hàng quốc tế có uy tín tại nước nhập khẩu để thu tiền, ký hậu vận đơn, chi phí tăng thêm không đáng kể so với trị giá lô hàng để bảo đảm an toàn.
Cùng với đó, doanh nghiệp nên thận trọng hơn. Với đối tác mới giao dịch lần đầu thì cần tìm hiểu, điều tra kỹ thương nhân để có độ an toàn cao nhất. Doanh nghiệp cũng nên chủ động gửi đăng ký kinh doanh của mình trước cho đối tác để có cơ sở đề nghị họ gửi đăng ký kinh doanh và coi đây là việc bình thường khi giao dịch, qua đó biết được thông tin của đối tác.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm hiểu đối tác qua sự giúp đỡ của đại sứ quán, thương vụ Việt Nam ở nước sở tại. Lựa chọn đối tác gần như là khâu quyết định của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đối tác có uy tín, làm ăn lâu năm thì dù giá có tăng hay giảm, họ vẫn duy trì hợp đồng.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong hoạt động thương mại quốc tế, vụ việc tương tự cũng có thể xảy ra. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro như vụ việc vừa qua, hành trang mà các doanh nghiệp cần trang bị khi bước vào tiến trình hội nhập là hết sức quan trọng; trong đó, có những cái việc cần phải tìm hiểu khách hàng, đối tác một cách kĩ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch. Đặc biệt, với khách hàng giao dịch lần đầu, kể cả có giao dịch 1, 2 lần nhưng doanh nghiệp vẫn phải lưu ý kiểm tra các lý lịch, khả năng thanh toán của khách hàng. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng có thể thông qua các cơ quan của Việt Nam và nước ngoài, cơ quan Thương vụ nhờ kiểm tra cũng là yếu tố rất tốt.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về các thông tin doanh nghiệp. Đáng lưu ý, khi doanh nghiệp tìm được bạn hàng, khâu ký kết hợp đồng cũng là một khâu mà giúp đảm bảo được lợi ích, doanh nghiệp nên giành cái quyền soạn thảo hợp đồng về phía mình để có thể đảm bảo được điều khoản ở trong đó phản ánh được tốt nhất.
PV
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: VINASME cùng doanh nghiệp tiến bước
- Tưng bừng không khí trước giờ khai mạc Đại hội IV - Hiệp hội DN NVV VN
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?