Triển vọng đạt mục tiêu kinh tế năm 2049 của Trung Quốc

10:58 22/06/2021

Năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu dài hạn bảo gồm xây dựng Trung Quốc phát triển về mọi mặt và quốc gia thịnh vượng năm 2049, tròn 100 năm kể từ ngày thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Đạt được nhiều thành tựu kể từ cuộc cải cách kinh tế năm 1978 tạo tiền đề đổi mới và hoàn toàn có khả năng thực hiện được các tham vọng đặt ra, Tuy nhiên quốc gia đông dân nhất thế giới vẫn cần đối mặt với nhiều thách thức trong nước như già hoá dân số, phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, phát triển hệ thống kinh tế tài chính, các vấn đề năng lượng bền vững.

Hơn thế nữa, các quan hệ ngoài nước của Trung Quốc với một số đối tác lớn trên thế giới trở nên căng thẳng dẫn đến giá tăng rào cản thương mại và đầu tư song phương.

Dân số già

Đại dịch Covid-19 là hồi chuông cảnh tỉnh rằng khó có thể lường trước điều gì trong hiện tại và tương lại năm 2049. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ nhanh chóng trải qua thời kỳ già hoá dân số. Hiện tỷ lệ sinh của mỗi phụ nữ đã giảm còn 1,7 kém xa tỷ lệ 2,1 trước đó.

Ảnh hưởng tỉ lệ sinh xuất phát từ chính sách một con, không khuyến khích các gia đình sinh thêm em bé. Trung Quơc cũng giống như nhiều quốc gia khác tại Châu Á gặp tình trạng chi phí nhà ở và giáo dục cao khiến các gia đình lựa chọn sinh ít con.

Đại dịch Covid-19 đã lộ rõ cả ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống sức khoẻ của Trung Quốc
Đại dịch Covid-19 đã lộ rõ cả ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống sức khoẻ của Trung Quốc.

Lực lượng lao động đó vậy đã chịu ảnh hưởng trong suốt 20 năm. Số lượng dân cư của Trung Quốc đã đạt đỉnh nhưng đáng chú ý dân số ở độ tuổi lao động bắt đầu giảm. Thực trạng già hoá dân số được dự đoán tiếp tục tăng mạnh trong vài thập kỷ tới. Dân số trên 65 tuổi sẽ nhiều gấp đôi từ 400 triệu người năm 2049. Đặc biệt, số lượng trên 85 tuổi sẽ nhiều gấp ba khoảng 150 triệu người, vượt qua cả Mỹ và Châu Âu cộng lại. Độ tuổi lao động tăng trong khoảng 55 đến 64 tuổi.

Già hoá dân số gây ra vấn đề xã hội lẫn kinh tế. Chăm sóc người già sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên về sức khoẻ, chăm sóc dài hạn và hỗ trợ. Thông thường tại châu Á, con cái thường chăm sóc cha mẹ già, tuy nhiên có không ít người già neo đơn, dẫn tới áp lực cho các hội và đất nước tăng cao.

Đại dịch Covid-19 đã lộ rõ cả ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống sức khoẻ của Trung Quốc. Nhiều khu vực tại đây cần nâng cao và tăng cường khả năng y tế, nhất là tại miền nông thôn nơi tập trung dân số già.

Về thách thức, dân số trong độ tuổi lao động giảm dần gây ra thâm hụt lượng lớn lao động. Độ tuổi nghỉ hưu cần được tính toán lại và tăng lên 60 tuổi đối với năm và 55 tuổi cho công dân nữ. Nhiều người dân đã qua tuổi 65 lựa chọn tiếp tục làm việc miễn là họ vẫn khoẻ mạnh. Các chính sách thân thiện với gia đình sẽ giúp thúc đẩy sự tham gia của lực lượng lao động nữ.

Khoảng cách thành thị - nông thôn

40 năm cải cách và phát triển của Trung Quốc đổi lại xây dựng đô thị ổn định. Dân số thành thị đã tăng 1% điểm trong một năm từ 20% tính từ đầu cuộc cải cách tới này là 60%. Nỗ lực này bao gồm hơn 200 triệu lao động nhập cư vào các khu vực thành phố. Nhập cư là một nguồn tài nguyên quan trọng trong tăng trưởng sản lượng sản xuất kinh tế. Thế nhưng nếu dân nhập cư không tìm được công việc tại nơi đất khách quê người đồng nghĩa với phải quay lại quê nhà, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn và không thể đưa người nhà lên thành phố tiếp cận với cơ sở vật chất hiện đại và phúc lợi xã hội. Kết quả là các gia đình có cha mẹ đi làm xa ở thành thị còn ông bà nuôi cháu ở quê ngày càng phổ biến tại Trung Quốc. Về mặt xã hội, dân số nông thôn chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ không được hưởng điều kiện đầy đủ. Các khảo sát cho thấy trong khi một số người già muốn sống ở quê thì phần lớn đều muốn chuyển lên thành phố để gần với có. Cái và có chất lượng y tế tốt. Về mặt kinh tế, nguồn cũng nhân lực tại vùng nông thôn lộ ra một khoảng trống và xoá bỏ các chính sách nhập cư sẽ giúp duy trì số lượng lao động đô thị.

Tăng cường thương mại và đầu tư

Khả năng bắt kịp GPD các thực thể kinh tế lớn trên toàn cầu dựa trên tiếp tục hội nhập thương mại thế giới và đầu tư. Nước này định vị trở thành quốc gia thương mại hàng hoá lớn nhất thế giới và sở hữu đầu tư nước ngoài trực tiếp mạnh nhất vào năm ngoái.

Môi trường quốc tế hiện tại còn nhiều khó khăn chịu tác động từ các lệnh cấm vận, chẳng hạn như Hoa Kỳ nghiêm cấm đầu tư hợp tác với lượng lớn công tỷ công nghệ của Trung Quốc. Động thái này không những gây hại cho Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tăng trưởng sản lượng nói chung của thế giới. Gần đây Trung Quốc đã tiến hành ký kết các thoả thuận hợp tác kinh tế ví dụ như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực  đã Thái Bình Dương và Hiệp định Đầu tư Toàn diện với Uỷ ban châu Âu. Trung Quốc đã có cuộc đối thoại với các thành viên thuộc Hiệp định Đối tác Xuyên Thái nhằm tăng cường hợp tác đầu tư mở cửa các ngành kinh tế mới. Trung Quốc cũng hi vọng chính quyền Biển xoá bỏ các rào cản thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia.

Trung Quốc đang đứng trước cuộc chuyển giao quan hệ kinh tế đối ngoại. Đất nước tỉ dân sẽ tiếp tục mở cửa nền kinh tế, đàm phán thương mại và thoả thuận đầu tư mọi mặt. Thế nhưng có thể thành công hay không còn phục thuộc vào giải quyết thách thức trong nước.

Già hoá dân số và phân bố không đồng đều khu vực thành thị và nông thôn có thể được giải quyết thông qua hội nhập đáp ứng nhu cầu dân số cũng như ngăn chạn tỷ lệ giảm lực lượng lao động ở thành thị và cải cách tài chính và đổi mới chính sách là các phương pháp khả thi.

TL