Năng lực sản xuất xi măng của Việt Nam xếp thứ 5 thế giới

10:30 19/08/2022

Công suất sản lượng của ngành xi măng đã tăng từ khoảng 4,4 triệu tấn năm những năm đầu đổi mới lên 107 triệu tấn năm 2021, đưa Việt Nam nằm trong số 5 nước đứng đầu thế giới về năng lực sản xuất xi măng (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga).

Thông tin tại Hội thảo khoa học “Sự phát triển của ngành xi măng Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” diễn ra ngày 18/8, trong 3 năm gần đây, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam đạt trên 30 triệu tấn/năm. Riêng năm 2021, xuất khẩu xi măng và các sản phẩm clinker khoảng 42 - 45 triệu tấn, tăng 19% so với năm 2020; giá trị xuất khẩu ước đạt 2,1 tỉ USD, là con số xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Công suất sản lượng của ngành xi măng đã tăng từ khoảng 4,4 triệu tấn năm những năm đầu đổi mới lên 107 triệu tấn năm 2021, đưa Việt Nam nằm trong số 5 nước đứng đầu thế giới về năng lực sản xuất xi măng (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga).

Năng lực sản xuất xi măng của Việt Nam xếp thứ 5 thế giới
Năng lực sản xuất xi măng của Việt Nam xếp thứ 5 thế giới.

TS.Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng: Ngành xi măng đslkgặp 3 thách thức lớn về nguyên nhiên liệu, cân đối cung cầu và thách thức về môi trường. Hiện nay, các nhà máy có năng lực vượt công suất thiết kế nên nhu cầu đá vôi đất sét tăng nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường không chấp nhận điều này. Các thủ tục liên quan đến khai thác đá vôi rất khó khăn, cần giải quyết sớm. Cần khai thác âm nhưng thủ tục khó khăn. Ngoài thủ tục Nhà nước, còn vấn đề môi trường. Chúng ta đưa rác nhưng lấy được rác rất khó khăn, ách tắc.

Thách thức đầu tiên là nguyên nhiên liệu. Hiện giá than nhập khẩu 210 -220 USD, than chiếm 50-60%, giá than tăng nhiều dây chuyền dừng và thiếu xi măng; giá than tăng nhà thầu xây dựng kêu khó. Giải pháp giảm lượng clinker trong xi măng, sử dụng thêm phế thải để thay thế.

Thách thức thứ hai là mất cân đối cung cầu. Tổng công suất thiết kế 107 triệu tấn, nhưng ứng dụng công nghệ công suất lên đến 123 triệu tấn; hiện đang đầu tư 29 triệu tấn, nâng lên tổng công suất gần 150 triệu tấn; trong khi tiêu thụ 57 - 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm. Mất cân đối cung cầu nhưng nếu bỏ quy hoạch xi măng, chỉ xét duyệt dự án đầu tư; Bộ Xây dựng không còn vai trò. Điều này, cần xem lại, nếu không có quy hoạch xi măng sẽ “nguy hiểm”, thị trường tiếp tục mất cân đối trầm trọng.

Thách thức thứ ba, theo ông Cung là môi trường, đầu tư vào môi trường ngành xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, nhưng gặp khó khăn về thủ tục. Giảm clinker trong xi măng sẽ giảm phát thải tốt nhất.

P.V