
Top 6 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên
Việt Nam có 6 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, tăng một nhóm so với cùng kỳ năm ngoái, gồm: Gỗ; điện thoại; máy vi tính; máy móc; dệt may; giày dép.

Gỗ và sản phẩm là nhóm hàng mới nhất đạt dấu mốc này với kim ngạch 10,35 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, điện thoại và linh kiện đạt 36,72 tỷ USD tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu và tăng 14,36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhóm hàng còn lại là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; giày dép.
Nhìn chung các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đều duy trì đà tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2021.
Với tổng kim ngạch 147,37 tỷ USD, 6 nhóm hàng chủ lực chiếm đến 63,31% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nhóm hàng trên là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản…
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, kỳ 1 tháng 8 (1-15/8), kim ngạch xuất khẩu đạt 15,13 tỷ USD, giảm 6,9% (tương ứng giảm 1,13 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 7/2022.
Xuất khẩu kỳ 1 tháng giảm so với kỳ 2 tháng 7/2022 ở một số nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 412 triệu USD, tương ứng giảm 18,1%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác giảm 308 triệu USD, tương ứng giảm 13,7%; sắt thép các loại giảm 203 triệu USD, tương ứng giảm 50,8%; giày dép các loại giảm 162 triệu USD, tương ứng giảm 13,8%...
Như vậy, tính đến hết 15/8/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 232,76 tỷ USD, tăng 17,7% tương ứng tăng 35,06 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 6,1 tỷ USD, tương ứng tăng 28,5%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 4,61 tỷ USD, tương ứng tăng 14,4%; hàng dệt may tăng 4,48 tỷ USD, tương ứng tăng 22,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,46 tỷ USD, tương ứng tăng 15,3%...
P.V (t/h)
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
LS. Đặng Phương Chi: Để giấy phép môi trường không mang tính hình thức
-
Chuyên gia nói về GDP quý I tăng 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm
-
Sau đại dịch COVID-19: Doanh nghiệp khá lúng túng với yêu cầu mới của thị trường
-
Thay đổi chế độ visa cho khách du lịch: Điểm mở đầu tiên sẽ kéo theo nhiều điểm mở khác
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh