Tìm lời giải để nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông nghiệp Việt Nam
- Vấn đề
- 08:24 21/11/2020
DNHN - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực được ví như “con đường cao tốc” dẫn hàng hóa Việt vào thị trường châu Âu, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam là nông thủy sản.
Ngân hàng đồng hành cùng nông dân
Trong Hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU” mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Tổng dư nợ của nền kinh tế hiện nay khoảng hơn 9 triệu tỉ đồng. Tốc độ năm 2020 có thể chậm hơn so với các năm trước do COVID-19 cũng như tác động của thiên tai, bão lũ. Lĩnh vực cho vay nông nghiệp - nông thôn chiếm khoảng 2,16 triệu tỉ.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Đào Minh Tú. Ảnh: Báo Chính phủ
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực được ví như “con đường cao tốc” dẫn hàng hóa Việt vào thị trường châu Âu, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam là nông thủy sản. Chinh phục được thị trường EU đồng nghĩa với việc chinh phục được một sân chơi lớn vô cùng tiềm năng với quy mô dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỷ USD
Tuy nhiên, với những đòi hỏi khắt khe của thị trường EU, một mình doanh nghiệp hay người nông dân Việt Nam không thể “đơn thương độc mã” tiến vào thị trường này. Bởi vậy, mối liên kết giữa ngân hàng - doanh nghiệp - nông dân trong chuỗi giá trị là con đường tất yếu chinh phục thị trường Châu Âu khó tính.
Ảnh minh họa
Trong thời gian qua, ngành ngân hàng đồng hành cùng người nông dân, các doanh nghiệp phát triển, tháo gỡ khó khăn về vốn để người nông dân đầu tư sản xuất nông nghiệp theo mô hình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt cải tiến dây chuyền, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp hàng hoá Việt Nam có thể tiến sâu vào thị trường EU, mở rộng thị phần và xuất khẩu bền vững.
NHNN đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay đã có trên 80 tổ chức tín dụng và 1.181 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay nông nghiệp nông thôn với địa bàn rộng khắp cả nước. Tính bình quân giai đoạn 2016-2019,tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 19,83%,cao hơn mức tăng 16,02% tín dụng chung của nền kinh tế
Năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, dịch tả lợn châu Phi…, song tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn có tăng trưởng khá. Đến cuối tháng 10/2020 ước đạt trên 2,16 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2019, chiếm gần 25% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group cho rằng, trong chuỗi liên kết, ngoài mối liên hệ giữa nông dân - DN, còn một yếu tố rất quan trọng, đó là nguồn vốn. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, các hộ nông dân cần vốn để đầu tư, nhưng để tiếp cận được nguồn vốn không phải là điều dễ dàng. Nhờ việc ngân hàng tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân sẽ được tạo điều kiện thuận tiện hơn.
Cụ thể, để triển khai hiệu quả, ngân hàng cho vay phải có giải pháp để bảo đảm dòng tiền luân chuyển tốt giữa nông dân-DN vay vốn-ngân hàng.
Công nghệ cao- yếu tố then chốt giúp nông sản VN đáp ứng yêu cầu thị trường EU
Để tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA, theo bà Bùi Thị Thanh An, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), nông sản Việt Nam là mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu sang Châu Âu. Theo Hiệp định EVFTA, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, trong đó sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thuộc ngành hàng nông, thủy sản chiếm 62%. Cụ thể, hàng rau quả chiếm 49%, thủy sản và chế biến từ thủy sản chiếm 13%, còn lại sản phẩm cây công nghiệp - chế biến và các sản phẩm khác chiếm 38%.
Nông sản Việt Nam là mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu sang châu Âu
Tuy nhiên, EU vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tem nhãn, bao bì đều quy định rất chặt chẽ, khắt khe. Vì vậy, theo bà Bùi Thị Thanh An, công nghệ cao chính là then chốt giúp nông sản Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao từ thị trường EU.
“Không đảm bảo được những điều kiện ngặt nghèo về chất lượng thì sẽ vô hiệu hóa các lợi thế mà EVFTA mang lại”, bà Bùi Thị Thanh An nói.
Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV Cấn Văn Lực cho rằng việc phát triển, ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại, như chính sách ứng dụng công nghệ cao chưa được cụ thể hóa và chưa được nhất quán thực hiện, nên chưa thu hút được nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này.
Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống các kênh thông tin dự báo về thị trường, giá cả nông sản nhằm giúp nông dân và DN có định hướng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ổn định.
Bà Hà Thu Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng và Các ngành kinh tế (NHNN) cũng thừa nhận, đầu tư tín dụng với các mô hình liên kết phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn nhiều thách thức do hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, tình trạng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân; lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần có vốn đầu tư lớn nhưng số lượng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và số lượng DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận chưa nhiều; chưa có nhiều mô hình bài bản, hiệu quả, nguồn lực tài chính yếu.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, cách đây 4 năm, tại một hội nghị ở TPHCM, lãnh đạo Chính phủ đã giao cho ngành ngân hàng có ngay gói 50 nghìn tỉ đồng, sau đó nâng lên 100 nghìn tỷ cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. NHNN đã có ngay gói này với sự hưởng ứng của các ngân hàng nhưng đến nay, dư nợ cho nông nghiệp công nghệ cao mới đạt 27.000 tỷ, “chưa phải là con số mong đợi" như chia sẻ của ông Đào Minh Tú
Để các chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn phát huy hiệu quả, dòng vốn chảy vào lĩnh vực này, lãnh đạo NHNN cho rằng cần có sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương như đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ giải pháp được giao tại các Nghị định của Chính phủ thúc đẩy phát triển nông nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, bảo đảm phù hợp giữa quy hoạch tổng thể và quy hoạch từng vùng, địa phương và thị trường; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN tiếp cận và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp.
"Muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi là có sản phẩm chất lượng tốt, ứng dụng khoa học công nghệ cao. DN Việt muốn “làm ăn lớn” thì phải có nguồn vốn để đầu tư lớn. Về phía mình, nhận thức được điều này, ngành ngân hàng luôn hỗ trợ tối đa cho nông dân, DN", Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
"Muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi là có sản phẩm chất lượng tốt, ứng dụng khoa học công nghệ cao. DN Việt muốn “làm ăn lớn” thì phải có nguồn vốn để đầu tư lớn. Về phía mình, nhận thức được điều này, ngành ngân hàng luôn hỗ trợ tối đa cho nông dân, DN", Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
Bảo Bảo
Tin liên quan
- Vị thế của Việt Nam qua góc nhìn các Đại sứ và kỳ vọng thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng
- Những doanh nhân Việt từng lên núi ở ẩn ngẫm việc đời và tìm kiếm những giá trị cao hơn vật chất
- Sẵn sàng các phương án y tế phục vụ Đại hội XIII của Đảng
- Cảnh báo mới nhất từ châu Âu về 3 biến thể đặc biệt nguy hiểm của SARS-CoV-2
- Điều gì giúp du lịch Việt Nam tỏa sáng trong nước và thị trường quốc tế?
#EVFTA

Những Hiệp định thương mại tự do nổi bật Việt Nam tham gia năm 2020
2020 cũng là năm Việt Nam có thêm nhiều FTA có hiệu lực và được ký kết mới, trong đó nổi bật là RCEP và UKVFTA. Với những nội dung cam kết toàn diện và ở mức cao, các FTA này đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và các năm tới.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 sắp cán mốc trên 500 tỷ USD
Thông tin do Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đang có nhiều dấu hiệu khả quan. Cụ thể, trị giá xuất khẩu tháng 11 đạt hơn 25 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng 10. Trong khi đó, trị giá nhập khẩu đạt 24,7 tỷ USD, tăng 1,5%.

EVFTA mở ra cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam
Tham gia hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do, trong đó có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy ngành hàng nông nghiệp nước ta khẳng định được chất lượng và nâng cao giá trị trên thị trường nước ngoài.

Tính chuyện đường dài hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững
Cho đến nay, các cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại đã bắt đầu được hiện thực hóa, nhiều doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã chủ động tận dụng ưu đãi để gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, để hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững, vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm.

EVFTA: Doanh nghiệp Việt Nam đã nhập cuộc nhưng phía trước còn một chặng đường dài
Đến thời điểm này, các cơ hội mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mang lại đã bắt đầu được hiện thực hóa, nhiều doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã chủ động tận dụng ưu đãi để gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, để có thể đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa những cơ hội và nhanh chóng đạt tới con số tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng như kì vọng ban đầu, doanh nghiệp (DN) cần am hiểu nhiều hơn nữa về những quy chuẩn để đáp ứng yêu mà thị trường EU đặt ra.

Đừng quên EVIPA
Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện châu Âu và Nghị viện các nước thành viên EU mới có thể thực thi.
Đọc thêm Vấn đề
Dòng vốn FDI chất lượng cao đang ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều nhờ ưu thế từ hàng loạt Hiệp định FTA
Nhờ ưu thế từ loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng việc cải thiện chính sách thu hút đầu tư, hạ tầng… dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao đang ngày càng đổ vào Việt Nam nhiều hơn.
Nikkei Asia: Vượt qua những khó khăn của năm 2020, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để bứt phá kinh tế mạnh mẽ
Nikkei nhận định, nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới, thu nhập bình quân vượt Philippines. GDP của Việt Nam vượt Singapore và Malaysia, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.
Đề xuất xây sân bay tại Ninh Bình
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc, UBND tỉnh Ninh Bình vừa đề xuất bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh. Vị trí sân bay có thể tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.
Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
Mặc dù Việt Nam đã có những cải cách về môi trường kinh doanh, song khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam so với nhóm nước ASEAN 4 đang ngày càng cách biệt...
Trưởng Đại diện UNDP đề xuất 4 hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19
Bà Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đề xuất bốn hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19 và không để lại ai phía sau.
ADB: Việt Nam cần tăng cường kỹ năng để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Theo một nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam cần phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0),...
Tiếp tục duy trì và khẳng định ngành nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế
Nhờ tích cực mở cửa thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại bằng các giải pháp linh hoạt, dù dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng có lúc gián đoạn nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 tiếp tục lập những kỷ lục mới.
Đổi mới sáng tạo sẽ là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hậu Covid-19"
Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước...
TP Hồ Chí Minh ưu tiên hỗ trợ tối đa lãi suất khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất tối đa khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét xử lý vấn đề cá tầm Trung Quốc
Tình trạng buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam, vi phạm gian lận về số lượng nhập khẩu, gian lận xuất xứ phải được xem xét, xử lý...