Tim Cook, Facebook và trí tuệ cảm xúc
- Tỷ phú
- 14:19 28/12/2020
DNHN - Bất chấp việc Facebook đã tung ra bản công kích gần 1000 chữ và rất nhiều tiền để chỉ trích chính sách mới của Apple. Không hề tức giận, chỉ 47 chữ trên nền tảng mạng xã hội miễn phí Tweet của CEO Tim Cook đã nói lên tất cả.

Khi Apple tuyên bố vào tháng 6 rằng họ sẽ bắt đầu yêu cầu các ứng dụng phải nhận được sự đồng ý trước khi theo dõi người sử dụng, điều này đã nhận được không ít sự ủng hộ từ cộng đồng người tiêu dùng.
Ý tưởng rằng nếu bất kỳ công ty nào muốn thu thập và kiếm tiền từ thông tin cá nhân của những người sử dụng ứng dụng, họ chỉ có thể làm vậy khi minh bạch về thông tin và nhận được sự đồng ý.
Tính năng IOS 14 sắp ra mắt là một bước tiến tích cực đến việc bảo vệ quyền riêng tư. Chắc chắn, các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số như Facebook sẽ khó nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng dựa trên hoạt động trực tuyến của họ.
Khó có thể tranh luận rằng minh bạch là một điều xấu. Tuy nhiên Facebook vẫn đưa ra những lập luận của mình, Công ty đã đăng hai quảng cáo in toàn trang trên ba tờ báo lớn nhất, cáo buộc Apple chống lại doanh nghiệp nhỏ và là mối đe dọa đối với "internet miễn phí".
Giữa cuộc chiến giữa Facebook và Apple về quyền riêng tư, một trong những điều mà ta có thể quan tâm đến chính là phản hồi từ CEO của Apple, Tim Cook, một khía cạnh thú vị và là tấm gương cho mọi nhà lãnh đạo. Phản ứng của ông là một minh chứng tiêu biểu cho trí tuệ cảm xúc (EQ).
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận biết phản ứng cảm xúc của bản thân đối với điều gì đó, đánh giá những suy nghĩ dẫn đến những cảm xúc đó và đưa ra những lựa chọn có chủ đích về cách mình phản ứng. Những người có trí thông minh cảm xúc thấp có xu hướng bỏ qua bước giữa này và thay vào đó phản ứng từ cảm xúc của họ, thường gây tổn hại cho chính bản thân và những người phụ thuộc vào họ.
Điều đó xảy ra đối với các CEO cũng như đối với bất kỳ ai khác. Trên thực tế, việc thể hiện trí tuệ cảm xúc thậm chí còn càng khó hơn khi công ty Apple của ông đang bị tấn công một cách công khai. Đôi khi việc điều hành một công ty khổng lồ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng tỷ người, áp lực sẽ rất dễ khiến người ta cáu kỉnh và thất vọng khi đối thủ cạnh tranh cố gắng xuyên tạc vị trí và hành động của ông.
Trong trường hợp này, phản hồi không đến từ phòng PR của công ty. Nó không được tweet từ một tài khoản công ty chung chung, vô danh. Đây là lời của Giám đốc điều hành của công ty giá trị nhất trên trái đất, Apple, trực tiếp đáp trả cuộc tấn công từ một tập đoàn trị giá hàng tỷ đô la khác, Facebook, với CEO là người giàu thứ năm trên thế giới.
Đã từng có chuyện các CEO trả lời trên Twitter trước đây. Điều này không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đôi khi nó chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn nhiều.
Tuy nhiên, Cook được biết đến là một người giao tiếp cực kỳ thận trọng và thu thập. Ông không có xu hướng tham gia vào các cuộc tranh cãi công khai.
Những tuyên bố công khai của Cook thường khá bình thường. Đặc biệt, tài khoản Twitter của ông là một loạt bài đăng có nội dung về sản phẩm Apple, cam kết của hãng cũng như các thông báo của công ty.Việc tham gia trả lời Facebook cho chúng ta thấy quyền riêng tư thực sự quan trọng như thế nào đối với Apple.
Tuy nhiên, quan trọng hơn, đó là một mô hình, một hình mẫu hoàn hảo cho cách phản ứng trong trường hợp bị ai đó tấn công, khi mà Facebook đã sử dụng gần 1.000 từ và chi rất nhiều tiền để hiển thị chúng trước mọi người. Tạo ra một kịch bản về ngày tận thế, nơi các doanh nghiệp nhỏ và internet sụp đổ dưới sức nặng của sự thay đổi của Apple đối với iOS 14. Nó vẽ nên bức tranh về một công ty lớn đang chuẩn bị buộc người dùng phải thay đổi và điều đó sẽ không tốt cho tất cả mọi người.
Mặt khác, Cook chỉ sử dụng 47 từ để trả lời. Ông đã làm điều đó trên một nền tảng mạng xã hội miễn phí và được hang trăm ngàn lượt thích.
Trong câu trả lời ngắn gọn đó, Cook không hề tức giận hay tranh cãi. Ông không xúc phạm bất cứ ai và không kịch tính hóa bất cứ điều gì. Thay vào đó trả lời một cách cá nhân, nêu những gì Apple tin tưởng, giải thích lý do tại sao nó quan trọng với người dùng và làm rõ những gì thực sự sẽ thay đổi. Đó chính xác là cách mà mọi nhà lãnh đạo nên phản ứng khi bị tấn công.
Anh Dũng(Biên dịch)
Theo Jason Aten, Inc
Tin liên quan
- Điều gì giúp du lịch Việt Nam tỏa sáng trong nước và thị trường quốc tế?
- Thúc đẩy kết nối cơ hội kinh doanh giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng?
- Nước đóng chai Dasani bỗng dưng trở thành “giọt đắng” của Coca-Cola tại Anh
- Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ

Tỷ phú giàu nhất châu Á thuyết phục Facebook, Google "mua lại giấc mơ" trị giá 27 tỷ USD
Theo Bloomberg, tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani dành phần lớn năm 2020 để thuyết phục Facebook, Google và các tên tuổi lớn ở Phố Wall đổ tiền vào một trong những kế hoạch chuyển đổi tham vọng nhất thế giới. Đến nay, đế chế của ông thu được 27 tỷ USD vốn mới.

Vụ kiện chống độc quyền cho thấy sự nguy hiểm trong mô hình kinh doanh của Facebook
Sau khi mua lại những đối thủ cạnh tranh như Instagram và WhatsApp, Facebook dễ dàng dùng sức mạnh độc quyền của mình để thâu tóm thị trường. Dường như lúc này, các nhà quản lý đã thấy rõ hơn mối nguy hiểm tiềm tàng đằng sau những chiến lược kinh doanh của Facebook.

Facebook bị kiện, nguy cơ phải bán Instagram và WhatsApp
Facebook cùng lúc đối mặt hai vụ kiện vì vụ thâu tóm Instagram và WhatsApp trong quá khứ. Faceboook phản bác lại vụ kiện, cho rằng Ủy ban đã không nhắc tới việc chính họ là người thông qua các vụ mua bán này vài năm trước.

Khảo sát của Facebook cho thấy 15% doanh nghiệp vừa và nhỏ sụp đổ trong đại dịch
Trong đó, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đóng cửa với tỷ lệ cao hơn trên toàn cầu

Twitter, Facebook sẽ chuyển tài khoản tổng thống cho Joe Biden ngay cả khi Trump không nhượng bộ
Ngay cả khi Trump không nhượng bộ thì Facebook và Twitter vẫn sẽ công bố chuyển tài khoản tổng thống cho ông Joe Biden và các quyền bảo vệ sẵn có.

Apple nhượng bộ Facebook
Quy định buộc ứng dụng hỏi ý kiến trước khi thu thập dữ liệu người dùng trên iOS 14 sẽ được Apple hoãn áp dụng đến năm sau.
Đọc thêm Tỷ phú
Khi các tỷ phú giàu nhất hành tinh "cà khịa" nhau trên mạng
Không chỉ Mark Zuckerberg, Elon Musk ‘cà khịa’ với 3/4 người trong nhóm 5 tỷ phú giàu nhất hành tinh gồm cả Jeff Bezos và Bill Gates...
Những doanh nhân "thần tốc" thành tỉ phú thế giới
Dưới đây là những tỉ phú từng giàu lên nhanh nhất thế giới theo tiết lộ của trang Lovemoney.com.
Tỷ phú Roman Abramovich từ trẻ mồ côi trở thành người giàu nhất nước Nga
Roman Abramovich (sinh năm 1966, Nga) được biết đến là một tỷ phú đa tài, sở hữu nhiều cổ phần tại Evraz, Norilsk Nickel và đội bóng Chelsea của Anh.
Bill Gates trở thành "địa chủ" nông nghiệp lớn nhất nước Mỹ
Là người giàu thứ 4 thế giới, Bill Gates sở hữu tài sản gần 121 tỷ USD (theo Forbes) và nắm giữ danh mục bất động sản nông nghiệp khổng lồ trải khắp 18 bang.
Những người đã trở thành tỷ phú nhờ Bitcoin
Theo Forbes, có ít nhất 5 người đã trở thành tỷ phú nhờ Bitcoin trong thời gian gần đây (tài sản tính đến ngày 11/1).
Hành trình trở thành ông chủ đế chế đồ gỗ IKEA của Ingvar Kamprad
Ingvar Kamprad, nhà sáng lập chuỗi cửa hàng nội thất IKEA là một trong những tỷ phú tự lập giàu có nhất thế giới với tài sản ròng lên tới 48,1 tỷ USD ở thời kỳ đỉnh cao.
Sự quay lưng của giới tỷ phú đối với ông Donald Trump
Khi sự hỗn loạn bao trùm Nhà Trắng và đảng Dân chủ lên kế hoạch luận tội nhằm phế truất tổng thống Trump vì vụ bạo loạn ở điện Capitol tuần qua, nhiều tỷ phú đã lên tiếng chỉ trích và lên án...
Soán "ngôi vương" của Jeff Bezos, tỷ phú Elon Musk chính thức trở thành người giàu nhất thế giới
Đây được cho là cột mốc "phi thường" đối với Elon Musk đánh dấu hành trình 12 tháng tăng trưởng vượt bậc của cổ phiếu Tesla.
Chuyện đời và lời khuyên của “người giàu nhất trong lịch sử hiện đại”
Tỷ phú Jeffrey Preston Bezos được đưa vào danh sách Centibillionaire - Những người có tài sản tối thiểu 100 tỷ USD đầu tiên. Ông là người giàu nhất thế giới kể từ năm 2017 và được mệnh danh là “người giàu nhất trong lịch sử hiện đại”...
Các tỷ phú nổi tiếng thế giới nghĩ gì về đầu tư Bitcoin
Với đà tăng đột biến thời gian gần đây đã thúc đẩy việc các tỷ phú Phố Wall nổi tiếng ủng hộ Bitcoin. Tuy nhiên, các tài sản kỹ thuật số tăng giá tạo ra những luồng quan điểm trái chiều, bởi Bitcoin đã từng tăng mạnh và sụp đổ.