Tiềm lực của vị tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani khủng cỡ nào?
- 533
- Hồ sơ doanh nhân
- 23:55 28/06/2022
DNHN - Theo thông tin từ ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng vào ngày 25/6, ông Sandeep Mehta - Chủ tịch Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani (thuộc Tập đoàn Adani) đã thay mặt tỷ phú Gautam Adani tuyên bố cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam trong tổng số ngân quỹ 100 tỷ USD mà tập đoàn này đang muốn dành để đầu tư cho các dự án nước ngoài.

Theo bảng xếp hạng tỷ phú thế giới thời gian thực của Forbes, tính đến 26/6, tỷ phú Gautam Adani và gia đình hiện sở hữu khối tài sản ròng khoảng 99 tỷ USD. Ông hiện là người giàu thứ 6 thế giới và là người giàu nhất Ấn Độ.
Vị tỷ phú này sinh năm 1962 ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ. Ông theo học Đại học Gujarat nhưng đến năm thứ hai thì ông bỏ ngang đại học. Đến năm 1988, ông thành lập công ty có tên Adani Enterprises.
Năm 1994, Công ty Adani Enterprises đã được chính quyền bang Gujarat cấp phép thành lập một bến cảng để xếp dỡ hàng hóa thuộc quyền sở hữu của công ty tại cảng Mundra. Nhận ra tiềm năng của dự án, vị tỷ phú người Ấn Dộ này quyết định biến nó thành một thương cảng. Năm 2009, ông tiếp tục gia nhập lĩnh vực sản xuất điện.
Sau đó, ông mở rộng đế chế của mình thông qua các thương vụ lớn như: mua 74% cổ phần của Sân bay quốc tế Mumbai (năm 2020), chi 3,5 tỷ USD mua lại cổ phần mảng năng lượng tái tạo ở Ấn Độ của Softbank, mua Ocean Sparkle - công ty dịch vụ hàng hải lớn nhất của Ấn Độ (4/2022)…
Được biết, chỉ trong vòng 3 năm, tập đoàn của vị tỷ phú giàu nhất Ấn Độ sở hữu nhà vận hành cảng hàng không lớn nhất, nhà phát điện lớn nhất và công ty bán lẻ khí đốt lớn nhất thuộc khu vực tư nhân của Ấn Độ.
Trước đó, tập đoàn Adani đang kinh doanh trong các lĩnh vực như: sản xuất và truyền tải điện, dầu ăn, bất động sản, than đá… Trong 2 năm trở lại đây, tập đoàn này bắt đầu chuyển sang kinh doanh năng lượng tái tạo, sân bay, trung tâm dữ liệu và hợp đồng quốc phòng. Hiện tập đoàn này có 6 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ấn Độ.
Sau hơn 3 thập kỷ phát triển, tập đoàn có trụ sở, công ty con tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với doanh thu hàng năm ước tính trên 15 tỷ USD.
Xét về khối tài sản, năm 2008, ông Gautam Adani đã có mặt trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes với giá trị tài sản ước tính 9,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, tài sản của vị tỷ phú này đã tăng mạnh mẽ trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19. Từ mức chỉ 8,9 tỷ USD vào đầu năm 2020 lên mức hơn 90 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.
Theo thông tin từ ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng vào ngày 25/6, ông Sandeep Mehta - Chủ tịch Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani (thuộc Tập đoàn Adani) đã thay mặt tỷ phú Gautam Adani tuyên bố cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam trong tổng số ngân quỹ 100 tỷ USD mà tập đoàn này đang muốn dành để đầu tư cho các dự án nước ngoài.
Trên trang facebook cá nhân, Đại sứ Phạm Sanh Châu: "Đây là con số khổng lồ so với tổng số 950 triệu USD mà Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam từ năm 1988 đến nay. Đây là kết quả của nỗ lực không mệt mỏi của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ trong suốt thời gian qua".
Ông Sandeep Mehta khẳng định, Tập đoàn Adani cam kết đầu tư và hỗ trợ phát triển cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) cùng với toàn bộ khu tiếp vận và khu công nghiệp tại Đà Nẵng, đưa khu vực này trở thành cửa ngõ kinh tế của miền Trung Việt Nam.
“Quy hoạch tổng thể được đề xuất để phát triển cảng Liên Chiểu cũng như các khu tiếp vận và khu công nghiệp đã được Đà Nẵng xây dựng rất tốt. Chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ từ Chính phủ để tạo cơ sở hạ tầng chung như nạo vét luồng lạch, đê chắn sóng, kết nối đường bộ và đường sắt đến cảng và khu công nghiệp song song với việc xây dựng cảng.
Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ chuyển đổi công năng khu cảng cũ để phục vụ du lịch trước khi cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động”, ông Sandeep Mehta nói.
Tập đoàn Adani còn cam kết sẽ chi ra tới 7,5 tỷ USD cho các hoạt động thiện nguyện. Ông Sandeep Mehta cho biết: “Chúng tôi cũng muốn tham gia vào công tác xã hội tại Việt Nam, thống nhất với những gì Chủ tịch Adani mới cam kết tại Ấn Độ, dành hơn 7,5 tỷ USD cho công tác thiện nguyện”.
Hải Anh (t/h)
Bài liên quan
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
- Tháo gỡ vướng mắc về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
- Phó Thống đốc NHNN: Tiền ảo, các loại giống tiền ảo không hợp pháp tại Việt Nam
- Các hãng hàng không châu Á chờ đợi sự phục hồi của lượng khách Trung Quốc
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Vài nét về Giám đốc quốc gia của Apple Nguyễn Thái Hải Vân
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, bà Nguyễn Thái Hải Vân, cựu CEO Grab Việt Nam đã gia nhập Apple Việt Nam từ tháng 5.
Chân dung ông Võ Hoàng Lâm - tân Tổng giám đốc Coteccons
Ông Võ Hoàng Lâm, hiện là thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons kể từ ngày 05/08/2022.
Chân dung ông Nguyễn Thanh Tùng tân Chủ tịch Hội đồng quản trị DongA Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongABank) vừa công bố Quyết định 1289 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chỉ định ông Nguyễn Thanh Tùng, thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc DongABank giữ chức vụ Chủ tịch ngân hàng.
Bà Bùi Thị Thanh Trà làm tân Tổng giám đốc của Chứng khoán Tiên Phong (TPS)
Bà Bùi Thị Thanh Trà được bổ nhiệm là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HoSE: ORS) từ ngày 26/7/2022.
CEO Nguyễn Khắc Nhật - CodeGym: Triết lý trong giáo dục và điều kì diệu của sự tử tế
"Sự tử tế kỳ diệu lắm, ở chỗ nó khiến việc ra quyết định rất dễ, trong rất nhiều tình huống. Chỉ cần nghĩ đến sự tử tế là ta biết phải làm gì ngay" - CEO Nguyễn Khắc Nhật - CodeGym chia sẻ.
Nguyễn Lê Quốc Tuấn, CEO Sông Hương Foods: Ước mơ đưa cà pháo trở thành món ăn phổ biến trên thế giới
Giống như Hàn Quốc với món kim chi nổi tiếng, ông Tuấn ước mơ một ngày nào đó sẽ đưa cà pháo trở thành món ăn phổ biến trên thế giới.
CEO VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy: Thu xếp vốn quốc tế cho hoạt động đầu tư kinh doanh tại thị trường Mỹ
Với nhiều năm kinh nghiệm nắm giữ ở các vị trí quản lý khác nhau, trong đó đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ, đầu tư tài chính và quan hệ quốc tế, bà Lê Thị Thu Thuỷ được kì vọng sẽ là nhân tố thúc đẩy VinFast thành thương hiệu toàn cầu.
Lê Đắc Giang - CEO Phê Phim: "Phải đi vào vùng nguy hiểm, có chó sói thì mới tìm chính bản thân mình"
Được đặt cho biệt danh "người đi làm vì đam mê", Lê Đắc Giang - CEO Phê Phim chia sẻ lời khuyên từ kinh nghiệm đi tìm đam mê của chính mình: "Hãy làm việc chăm chỉ, chắc chắn phải rất cố gắng và luôn luôn học hỏi, thử thách chính những quan niệm, giá trị của bản thân bạn vì chưa chắc bạn đã đúng. Phải đi vào vùng nguy hiểm, có chó sói thì mới tìm chính bản thân mình".
Khôi Nguyễn trở lại làng startup với vị trí mới
Sau 2 năm vắng bóng, ông Khôi Nguyễn - cựu CEO WeFit đã chính thức tiếp quản vị trí CEO startup Kiến Guru (Công ty Cổ phần Giáo dục Lớp học nhỏ).
Ông Lê Bá Nguyên làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nhiệm kỳ 2021-2026
Tân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC được biết đến là anh trai của bà Lê Thị Ngọc Diệp, hay nói cách khác ông là anh vợ của Cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết.