
Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - châu Phi
Hiện nay đa phần các nước châu Phi có đánh giá cao và tin tưởng vào chất lượng hàng hóa Việt Nam nói chung, nên tiềm năng để phát triển xuất khẩu tại đây là khá lớn.
Trong hai ngày 11-12/5, đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Thành Vinh dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn đầu tư và thương mại châu Phi lần thứ 8. Diễn đàn lần này diễn ra theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến tại thủ đô Algiers, Algeria.
Với chủ đề “Châu Phi là tương lai,” Diễn đàn Đầu tư và thương mại châu Phi lần thứ 8 do Trung tâm Đầu tư và phát triển Arab-châu Phi (CAAID) tổ chức nhằm kết nối hơn 650 tác nhân kinh tế, bao gồm các nhà đầu tư, lãnh đạo các tổ chức khu vực và quốc tế, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các phòng thương mại đến từ 35 quốc gia.
Ngoài các đại biểu đến từ châu Phi, Diễn đàn lần này còn có sự tham gia của các nhà điều hành và đại diện của các tổ chức đầu tư từ các nước châu Âu, châu Á và châu Mỹ có quan tâm đến thị trường châu Phi như Thụy Sỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, Pakistan, Mexico...

Trong khuôn khổ sự kiện, gian hàng Việt Nam trưng bày và giới thiệu nhiều sản phẩm Việt như cà phê, chè, gạo, hạt tiêu, sữa, bánh tráng, bột sắn, dây cáp điện, đồ thủ công mỹ nghệ… cũng như các ấn phẩm quảng bá văn hóa-du lịch và con người Việt Nam đến bạn bè các nước châu Phi.
Theo Đại sứ Nguyễn Thành Vinh, việc Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria tham dự sự kiện này là dịp để gặp gỡ, trao đổi với các doanh nghiệp, đại sứ các nước về tiềm năng hợp tác và đầu tư ở các nước châu Phi, cũng như giới thiệu về các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam thông qua gian hàng tại triển lãm.
Cũng theo Đại sứ Nguyễn Thành Vinh, hiện nay đa phần các nước châu Phi có đánh giá cao và tin tưởng vào chất lượng hàng hóa Việt Nam nói chung, nên tiềm năng để phát triển xuất khẩu tại đây là khá lớn.
Vẫn còn một số khó khăn cần giải quyết như khoảng cách xa về mặt địa lý và những thủ tục, luật lệ trong thương mại của các quốc gia này vẫn còn chưa phát triển như các thị trường châu Âu, châu Mỹ và châu Á khác.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có sự đầu tư nghiên cứu kỹ về thị trường, bỏ công sức để sang tìm hiểu thì cũng có nhiều khả năng thâm nhập thị trường thành công.
Vì đa phần doanh nghiệp châu Phi là các đơn vị có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cao, trong khi đó dân số lục địa này đang tăng nhanh, thu nhập của người dân cũng ngày càng được cải thiện và nhu cầu về hàng tiêu dùng của họ là rất lớn.
Về phần mình, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria Hoàng Đức Nhuận cho biết, Việt Nam và các nước châu Phi có rất nhiều tiềm năng về hợp tác về thương mại và đầu tư. Trong những năm vừa qua, kim ngạch trao đổi thương mại cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa hai bên đã có bước tăng trưởng tích cực.
Kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và 55 nước châu Phi đã đạt hơn 7 tỷ USD trong năm 2021.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang châu Phi gồm hàng công nghiệp, nông nghiệp (nông sản, thực phẩm, càphê, chè, hạt tiêu, thủy hải sản), hàng chế biến... Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ châu Phi những mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu (bông, điều, gỗ) khí hóa lỏng, đồng... chủ yếu phục vụ nhu cầu chế biến, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Về đầu tư, đến nay đã có 20 nước châu Phi đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị đầu tư khoảng 2,3 tỷ USD.
Theo chiều ngược lại, Việt Nam cũng đầu tư vào nhiều nước châu Phi như Algeria, Cameroon, Angola, Tanzania, Mozambique… với tổng số vốn 3,5 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như dầu khí, viễn thông, các ngành công nghiệp chế biến (điều, gỗ...).
PV
- Giảm giới hạn về sở hữu của cổ đông nhằm hạn chế việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng
- Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng trong năm 2023: Tình trạng “kêu cứu”
- Dòng tiền khó khăn và nguy cơ bị thâu tóm của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- Gần 900 doanh nghiệp tham gia Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới tại thành phố Hồ Chí Minh
- Việt Nam đang gặt hái những lợi ích từ sự phát triển của thương mại điện tử
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
Thạc sĩ Hà Quách: Sao Michelin kiếm không dễ mà giữ càng khó
-
Xử lý DNNN kém hiệu quả cần rành mạch hóa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thị trường
-
Triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải