Thu hồi giấy phép nhà thuốc không kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia
- 14:54 07/05/2019
Sở Y tế Hà Nội sẽ thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở không tiến hành kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về cung ứng thuốc.
Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 1847/ TB-SYT về việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc. Theo thống kê từ Sở này, tính đến ngày 24/4/2019, trên địa bàn thành phố có 5.607 cơ sở cung ứng thuốc đã thực hiện kết nối liên thông. Cụ thể, 3.396/3.399 nhà thuốc (đạt 99,9%), 1.880/2.365 quầy thuốc (đạt 79,5%) và 331/1.129 cơ sở bán buôn thuốc (đạt 29,3%) thực hiện kết nối liên thông. Ngoài ra, 100% các nhà thuốc tư nhân, 100% nhà thuốc và quầy thuốc trong các cơ sở y tế công lập trực thuộc Sở Y tế đã hoàn thành kết nối liên thông.
Tuy nhiên, tiến độ kết nối quầy thuốc tư nhân tại một số huyện còn chậm. Vì vậy, Sở Y tế đề nghị Phòng Y tế quận, huyện, thị xã trong thời gian tới khẩn trương hoàn thành kết nối liên thông các quầy thuốc tư nhân trên địa bàn. Nếu cơ sở không thực hiện đầy đủ, Sở Y tế Hà Nội sẽ thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Trước đó, TS. Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá, việc kết nối liên thông các cơ sở cung ứng thuốc về cơ bản đạt tiến độ đề ra. Tuy nhiên, tổ công tác thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các cơ sở cung ứng thuốc tại 11 quận, huyện, thị xã cho thấy, tại một số huyện, tiến độ kết nối quầy thuốc tư nhân còn chậm.
Cơ sở không tiến hành kết nối liên thông dữ liệu quốc gia về cung ứng thuốc sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh. Ảnh minh họa
Cụ thể, huyện Quốc Oai chỉ có 15/100 quầy thuốc có kết nối mạng (đạt 15%), huyện Thanh Oai có 12/63 quầy thuốc kết nối mạng (đạt 19%), huyện Mỹ Đức (9/28 quầy thuốc kết nối mạng, đạt 32%). Huyện Sóc Sơn còn 141 quầy thuốc tư nhân, Hoài Đức còn 93 quầy thuốc tư nhân và huyện Chương Mỹ còn 66 quầy thuốc tư nhân chưa kết nối mạng.
Cùng với đó, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối liên thông giữa các cơ sở cung ứng thuốc hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chưa ban hành chuẩn yêu cầu dữ liệu đầu ra, chuẩn kết nối liên thông đối với những cơ sở bán buôn thuốc. Ngoài ra, một số cơ sở dù đã thực hiện kết nối liên thông nhưng chưa cập nhật đầy đủ, thường xuyên dữ liệu hoạt động quản lý kinh doanh thuốc.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đang chỉ đạo khẩn trương hoàn thành 100% cơ sở cung ứng thuốc được kết nối mạng. Do đó, thời gian tới, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện kết nối sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động kinh doanh cho các cơ sở cung ứng thuốc, cơ quan chức năng của Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra hoạt động bán thuốc kê đơn, chất lượng kết nối liên thông tại nhà thuốc, quầy thuốc...
Cụ thể, tổ công tác thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện và kết quả thực hiện của UBND quận, huyện, thị xã, đồng thời tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các nhà thuốc chưa cập nhật thường xuyên, đầy đủ dữ liệu theo quy định. UBND quận, huyện, thị xã sẽ tổ chức kiểm tra chất lượng việc thực hiện kết nối liên thông của các nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
Bảo Bình
Tin liên quan
#công nghệ

Mỹ đang dẫn đầu trong cuộc đua phát triển và ứng dụng trí thông minh nhân tạo
Theo Quỹ Đổi mới và Công nghệ thông tin, đánh giá về ứng dụng AI theo 30 chỉ số riêng biệt, Mỹ dẫn đầu với 44,6/100 điểm, tiếp đó là Trung Quốc với 32 điểm và EU với 23,3 điểm.

Doanh nghiệp muốn đi xa, đi nhanh phải đi cùng công nghệ, chuyển đổi số
Theo các chuyên gia, 2021 sẽ là năm bản lề quan trọng trong quá chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp (DN). Thực tế 2020 và giai đoạn sau COVID-19 cho thấy, các DN tiên phong trong đổi mới đã trụ vững và phục hồi nhanh hơn các DN khác.

Doanh nghiệp cần phải thích ứng và nâng cao năng lực quản trị trong một thế giới ngày càng phẳng
COVID-19 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống quản trị của doanh nghiệp (DN) bị thay đổi, buộc doanh nghiệp phải thích ứng và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong giai đoạn mới. Để phát triển bền vững, DN cần phải xây dựng thương hiệu và uy tín DN, tạo được năng lực "đề kháng" chống chọi với đại dịch...

Chuyển đổi số là một hành trình dài như cuộc chạy tiếp sức
Các mô hình kinh doanh mới, các dịch vụ mới đang được sản sinh ngày càng nhiều trên các nền tảng công nghệ tạo ra những “bước nhảy” về kinh tế. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đang là lực lượng chủ lực nhằm phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu.

Những tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới
Điện tử là một trong những ngành công nghiệp có quy mô lớn nhất hiện nay. Với trị giá hàng nghìn tỷ USD, ngành công nghiệp này là hạng mục quan trọng trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Dưới đây là danh sách các công ty điện tử lớn nhất thế giới. Chắc chắn trong ngôi nhà của bạn đang hiện diện không ít sản phẩm của họ.

Kinh tế số là động lực mới phát triển nhanh, bền vững
Kinh tế số được xem là động lực, là nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đến năm 2025, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP. Doanh nghiệp là lực lượng xung kích và nòng cốt của nền kinh tế, không thể khác, chuyển đổi số là điều kiện sống còn...