
Thói quen mua sắm và chi tiêu xa xỉ của nữ tỷ phú Nualphan Lamsam
Nữ doanh nhân Nualphan Lamsam thuộc thế hệ thứ năm nhà Lamsam - gia tộc sở hữu ngân hàng Kasikorn (Kbank), một trong những ngân hàng lớn nhất Thái Lan với khối tài sản lên tới gần 100 tỷ USD. Hiện bà là Giám đốc điều hành hãng bảo hiểm Muang Thai Insurance...

Bà Lamsam sinh năm 1966 tại Bangkok, tốt nghiệp chuyên ngành Marketing tại Đại học Chulalongkorn, một trong những môi trường giáo dục lâu đời nhất Thái Lan. Sau đó, bà theo học thạc sĩ quản lý tại Đại học Boston. Hiện bà là phu nhân Đại tá Naras Savestanan, Tổng giám đốc cục quản lý trại giam ở Thái Lan.
Xuất thân giàu có và phong cách sành điệu, Nualphan Lamsam luôn thu hút sự chú ý của truyền thông bởi thói quen mua sắm và chi tiêu xa xỉ. Trước khi trở thành CEO hãng bảo hiểm Muang Thai, Lamsam bắt đầu sự nghiệp với tư cách nhà phân phối cho thương hiệu thời trang xa xỉ Hermès Thái Lan, Saint Honorè, chủ yếu phục vụ sở thích mua sắm.
"Tôi thích mua sắm và tiêu khá nhiều tiền vào việc đó. Tôi luôn là người hâm mộ và là khách hàng của Hermès", bà Lamsam nói. "Chúng không đơn thuần là món đồ thời trang. Lấy ví dụ như chiếc túi Birkin, nhà sản xuất mất tới hơn 16 giờ làm ra và nó chính là một tác phẩm nghệ thuật thực sự".
Bà Lamsam cũng vung tay mua sắm các loại trang sức đắt tiền, đặc biệt là đá quý. "Phong cách của tôi rất đa dạng, có lúc tôi xuất hiện với quần jean thô cứng nhưng cũng có lúc với trang phục sang trọng và quý phái".
Nữ doanh nhân Lamsam cho biết bà yêu thích ẩm thực và không tiếc tiền để được ăn ngon. "Tôi thích đi tìm những địa chỉ bán những món ăn ngon. Tôi không kén ăn, tôi ăn từ các món đắt đỏ trong nhà hàng năm sao đến những món ăn bình dân truyền thống của người Thái như côn trùng chiên nướng hoặc somtum (salad đu đủ xanh) chua cay", nữ tỷ phú Lamsam nói.
Bà Lamsam cũng dành một phần tiền của mình cho các đội tuyển bóng đá quốc gia của Thái Lan. Trước khi trở thành Trưởng đoàn đội tuyển quốc gia và U23 Thái Lan, nữ doanh nhân này từng làm Trưởng đoàn tuyển nữ Thái Lan trong hai kỳ World Cup 2015 và 2019. Theo truyền thông Thái Lan, trong 6 năm từ 2009 tới 2015, thời điểm tuyển nữ Thái Lan lần đầu tham dự World Cup, nữ tỷ phú sinh năm 1966 đầu tư khoảng 100 triệu baht (65 tỷ đồng) nhằm nâng tầm đội tuyển bóng đá nước này. Theo Andrew Das - biên tập viên thể thao của The New York Times, nữ tỷ phú là một trong những ân nhân lớn nhất của đội tuyển bóng đá nữ Thái Lan. Năm 2019, bà Lamsam lấy danh nghĩa Muang Thai Insurance để tuyển dụng các nữ cầu thủ, trả lương đầy đủ để họ tập trung vào bóng đá.
Hiện với tư cách là Chủ tịch đội bóng Port Football Club (hai Port FC) chơi tại Thai League 1, bà đã chi khoản tiền không nhỏ để hỗ trợ đội bóng này. Năm 2021, bà tổ chức hoạt động gắn kết đồng đội, nơi các cầu thủ và nhân viên nhận được những giải thưởng lớn như đồng hồ Rolex, iPhone 13 và túi hàng hiệu từ một cuộc rút thăm may mắn.
"Tôi là người mới với vai trò này, đó là lý do tại sao tôi phải phá vỡ lớp băng cũ. Tôi không chỉ quan tâm đến tình trạng thể chất của các cầu thủ mà còn chăm sóc trái tim và khối óc của họ ", Lamsam nói.
Người thừa kế gia tộc tỷ phú Lamsam cũng mở rộng hoạt động từ thiện ra bên ngoài bóng đá. Khi xuất bản tự truyện năm 2017, bà Lamsam quyên góp hầu hết số tiền thu được cho Quỹ vì người mù ở Thái Lan.
Hoa Lan (t/h)
- Hội Đồng hương và CLB Doanh nhân Quảng Ngãi tại TP.HCM đã tổ chức trao 20.000 phần quà an sinh trị giá trên 10 tỷ đồng
- Doanh nhân Trang Khểnh: Luôn hướng về quê hương qua những hành động ý nghĩa
- Doanh nhân Nguyễn Văn Thành: Trong kinh doanh, năng lực lãnh đạo là sức cạnh tranh lớn nhất để làm nên thành công của doanh nghiệp
Cùng chuyên mục

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực nhận bằng Giáo sư tại Ấn Độ

Bài học làm giàu của tỷ phú tự thân Mark Cuban

Nữ ứng viên được Bộ Xây dựng đề cử vào HĐQT Viglacera

Ông Nguyễn Thái Phiên - Phó tổng giám đốc NovaGroup làm Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn

Bí quyết của người sáng lập Kyocera - Doanh nhân tỉ phú Kazuo Inamori: Làm cho người lao động hạnh phúc
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI
-
Tương lai của du lịch: Không có sân bay, chỉ có tàu từ nhà đến chuyến bay