'Thời 4.0 phải chấp nhận các mô hình kinh doanh mới'
- Kinh doanh
- 16:50 26/10/2018
Tân Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cho rằng làm 4.0 thì phải chấp nhận các mô hình kinh doanh mới và xây dựng được công nghiệp IoT.
Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu chiều ngày 24/10. Ảnh: Viễn Thông
Phát biểu tại sự kiện "Smart IoT Việt Nam 2018" do Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo tổ chức hôm 24/10, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói 4.0 là cách mạng về chính sách nhiều hơn công nghệ. Đầu tiên phải chấp nhận các mô hình kinh doanh mới.
Theo ông, chấp nhận cái mới thì công nghệ sẽ về, người sẽ về và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện. Việt Nam nhờ thế sẽ tạo ra các sản phẩm xuất khẩu mới. Nhưng với điều kiện phải chấp nhận sớm hơn người khác.
"Đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ. Nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất, đó là cơ hội của chúng ta", Bộ trưởng nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, về thể chế, Việt Nam cần sớm hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế số, đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
"Hiện nay đã có trên 40 nước xây dựng các chiến lược, chương trình hành động về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đối với Việt Nam, việc chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp này vừa là yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa là thách thức", ông Bình nhận xét.
Khẳng định Internet Vạn Vật (IoT) là một công nghệ nền tảng của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, Bộ trưởng nói cần phát triển toàn diện ngành công nghiệp này để thay đổi thứ hạng nền ICT đất nước.
"Việt Nam đã bỏ lỡ mất thời kỳ sản xuất thiết bị điện tử dân dụng, thiết bị đầu cuối như điện thoại di động thì phải nắm bắt cơ hội sản xuất IoT. Đi thẳng vào sản xuất thiết bị IoT. Mà phải bắt đầu từ làm chủ thiết kế, tích hợp thành sản phẩm thương mại hoàn chỉnh, làm chủ công nghệ cốt lõi", ông nhận định.
Theo ông Hùng, Internet Vạn Vật (IoT) là một ngành công nghiệp, mà đầu tiên là công nghiệp sản xuất cảm biến (sensor). Điện thoại di động vốn ngành công nghiệp khổng lồ vì mỗi người sở hữu một chiếc, số lượng là 6-7 tỷ chiếc. Nhưng IoT còn lớn hơn rất nhiều, sẽ là hàng nghìn tỷ thiết bị.
Bộ trưởng phân tích, IoT bao gồm công nghệ nền tảng, platform và ứng dụng. Công nghệ nền tảng thì cần khoảng 5% doanh nghiệp làm, có thể là các công ty lớn như Viettel, Vingroup, VNPT, FPT, CMC...
Các doanh nghiệp tạo platform thì nhiều hơn, khoảng 15%, là các công ty phần mềm, tạo ra platform và công cụ để viết ứng dụng. Còn lại 80% là các công ty phát triển ứng dụng, tức các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc bất cứ ai.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam chưa được tự động hoá và ảo hoá nhiều. Các nước phát triển có mức độ ảo hoá cao hơn nhưng lại sử dụng công nghệ cũ, chưa phải IoT, không dễ để bỏ đi hạ tầng đã đầu tư rất lớn.
"IoT rẻ hơn, dễ triển khai hơn. Vì thế, chúng ta có thể và nên đi thẳng vào IoT để ảo hoá thế giới vật lý. Bằng cách này, chúng ta sẽ đi trước, cũng giống như các nước châu Á, vì đi sau về ngân hàng nên lại thành công nhất về sử dụng Mobile Banking", ông nói.
Theo Gartner, IoT là công nghệ đột phá và có nhiều cơ hội nhất trong 5 năm tới. Trong khi đó, công ty nghiên cứu Rand Europe (Anh) dự báo đến năm 2020, IoT sẽ mang lại doanh thu 1.400 - 14.400 tỷ USD cho các ngành trên thế giới.
Dự báo, IoT trong quy mô thị trường sản xuất dự kiến tăng từ 12,67 tỷ USD năm 2017 lên 45,30 tỷ USD vào năm 2022 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 29%, giai đoạn 2017-2022.
Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, chiến lược là đến 2020, cơ bản mỗi hộ gia đình Việt Nam một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một smartphone và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT trước.
Cơ quan này nhận định, thuận lợi lớn nhất của Việt Nam là hạ tầng viễn thông tốt. Một số doanh nghiệp viễn thông mạnh, có khả năng đầu tư trước về hạ tầng phủ sóng toàn quốc. Số điện thoại, địa chỉ IP cho hàng tỷ thiết bị IoT cũng đã được quy hoạch đủ.
Về nhân lực để triển khai, quan điểm của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là đầu tư trước, tạo ra việc thì sẽ có người. "Cách tạo nguồn nhân lực tốt nhất là tạo ra công việc thách thức. Việc sẽ tạo ra người. Việc vĩ đại sẽ có người vĩ đại, sẽ tạo ra người vĩ đại", ông nói.
Theo VnExpress
Tin liên quan
#IoT

Ngành fintech Đông Nam Á bùng nổ nhờ 3 xu hướng công nghệ
Lĩnh vực fintech khu vực ngày càng nhiều tiềm năng phát triển khi IoT, AI và AR trở thành công nghệ đóng vai trò nòng cốt.

Những công nghệ thay đổi thế giới
Nhận diện khuôn mặt, Wi-Fi, AI là thành tựu của nhân loại trong lĩnh vực công nghệ, góp phần thay đổi thế giới kể từ năm 1995.

Chuyên gia công nghệ nói gì về lộ trình thử nghiệm và triển khai thương mại 5G của Việt Nam?
Năm 2020 được đánh giá là thời điểm Việt Nam nên thương mại hóa công nghệ 4G khi các điều kiện thuận lợi chín muồi. Nếu như năm 2019 sẽ là năm các thế hệ thiết bị đầu tiên ra đời, thì năm 2020 sẽ là thế hệ thứ hai, khi đó các thiết bị xuất hiện nhiều hơn và giá cũng sẽ phải chăng hơn. Ngoài ra, vào thời điểm đó công nghệ mạng lưới đã sẵn sàng và các chuẩn hóa cũng đã được thông qua.

Thời 4.0 đã và đang hiện hữu từng giây
Khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần phổ biến tại Việt Nam, cụ thể nếu bạn gõ từ khóa "công nghiệp 4.0" trên Google dễ thấy có tới 11.300.000 kết quả với 0,71 giây tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu không trải nghiệm, không thực nghiệm thì có lẽ sẽ thật không dễ để hiểu về 4.0 đang hiện hữu và yêu cầu như thế nào. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn nhanh với CEO Nguyễn Huy Du - Founder của một start-up công nghệ 4.0 (IoT và Platform) về lĩnh vực giáo dục.
Bosch - những xu hướng chính kết nối IoT đa lĩnh vực
Tại Hội nghị “Internet vạn vật 2018” của Bosch vừa tổ chức tại TP HCM đã đưa ra những xu hướng chính trong lĩnh vực công nghệ kết nối: Từ kết nối vạn vật (IoT) đến ứng dụng công nghệ Digital Twins và Blockchain
Đọc thêm Kinh doanh
Cần liên kết để phát triển doanh nghiệp điện tử
Trong số các doanh nghiệp điện tử có tới khoảng 95% giá trị thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp điện tử cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa.
Bài học từ xe đạp công cộng của Trung Quốc
Xe đạp công cộng (do chính phủ tài trợ) ở quận Xicheng của Bắc Kinh và Hohhot, Nội Mông sẽ dừng khỏi hoạt động. Trước đó, xe đạp công cộng ở Vũ Hán, Quảng Châu và những nơi khác cũng đã có thông báo tương tự. Hiện tại, hầu hết xe đạp công cộng là loại xe doanh nghiệp và xe đạp của cơ quan công quyền đã rút khỏi thị trường.
Hà Tĩnh huy động hơn 12,7 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Các địa phương của Hà Tĩnh đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, con em xa quê tài trợ 12,790 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.
Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ về thuế hơn là giảm lãi suất cho vay
Chính sách hỗ trợ về thuế được doanh nghiệp đánh giá là dễ tiếp cận nhất, đồng thời hữu ích nhất, tiếp theo là chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn.
Thành Thành Công-Biên Hoà muốn huy động 1.200 tỷ đồng trái phiếu
Công ty CP Thành Thành Công-Biên Hoà vừa ra nghị quyết phê duyệt các công việc liên quan đến phát hành 12 triệu trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ.
Nguyên do nào khiến ngành hàng không nước Mỹ chưa thể hoàn toàn phục hồi mặc dù số lượng du lịch vẫn tăng?
Nhờ đóng góp to lớn của vắc xin và nhu cầu đi lại hậu Covid-19 tăng cao, hoạt động du lịch hàng không giải trí tại Hoa Kỳ được đánh giá có khả năng khôi phục nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Các chuyên gia dự đoán du lịch giải trí tại nước này sẽ khôi phục ở mức năm 2019 vào đầu năm 2022 tới đây. Tuy nhiên mặc dù lượng đặt chỗ gia tăng nhưng ngành công nghiệp vẫn phải đối mặt với các thử thách khó khăn phía trước.
Dù chịu nhiều tác động do COVID-19, xuất khẩu dệt may vẫn tăng 6%
Theo số liệu báo cáo, xuất khẩu dệt may quý I - 2021 đạt gần 9 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty con của Thuduc House bị đưa vào diện cảnh báo
Cổ phiếu FDC của Công ty CP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP Hồ Chí Minh sẽ bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 20/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (Thuduc House) năm 2020 là âm 25,95 tỷ đồng
Lãnh đạo Nhựa An Phát Xanh đăng ký mua 500.000 cổ phiếu trước đấu giá
Công ty CP Nhựa An Phát Xanh dự kiến đấu giá 75 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá khởi điểm là 14.000 đồng/cổ phiếu, ước tính doanh nghiệp sẽ huy động được 1.050 tỷ đồng.
Quý I/2021, Formosa Hà Tĩnh thu gần 1,1 tỷ USD
Tổng doanh thu quý I/2021 của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đạt 1.094 triệu USD, tạo đà tăng trưởng mới trong năm 2021.