Thiếu Urê đe dọa làm tê liệt nền kinh tế Hàn Quốc
- 11
- Hội nhập
- 15:36 17/11/2021
DNHN - Tình trạng thiếu nguyên liệu không phải là hiếm và không nhiều khả năng làm tê liệt hoạt động kinh tế, tuy nhiên đối với các nước nghèo tài nguyên phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài, đây cũng là câu chuyện đáng chú ý.

Dung dịch urê được sử dụng trong cắt giảm lượng khí thải ô tô chạy bằng động cơ diesel và phân bón nông nghiệp. Hiện các nhà chức trách Hàn Quốc đang phân bổ nguồn cung cấp và tìm cách đảm bảo các kênh nhập khẩu bổ sung urê nhằm ngăn chặn gián đoạn quy trình vận chuyển đến thị trường đích.
Nguyên nhân thiếu urê bắt nguồn từ chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng trước. Do dung dịch urê được sản xuất bằng than đá trong khi giá nguyên liệu tăng vọt vì thiếu nguồn cung khiến nguồn xuất khẩu urê không còn dồi dào như trước. Giá urê tại Hàn Quốc từ đây tăng phi mã khiến thị trường hỗn loạn. Một cách chung nhất, Hàn Quốc thiếu urê nghiêm trọng tương tự như cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc. Tại châu Âu, các nhà sản xuất ô tô có nguy cơ cạn kiệt nhôm do thiếu magiê có nguồn gốc từ cường quốc lớn thứ hai thế giới.
Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ tăng đột biến đẩy giá hàng hóa lên ngưỡng cao kỷ lục. Trong khi đó, các nhà thầu có khả năng phải đóng cửa công trình xây dựng nếu không thể tiếp cận nguồn cung hoặc thiết bị. Nhiều khu vực chỉ ra lượng dự trữ urê hiện có chỉ đủ để kéo dài thêm trung bình 12 ngày làm việc. Phía chính phủ làm việc với các công ty tư nhân để tăng tốc sản xuất và phân phối dung dịch urê cũng như thu xếp nhập khẩu khẩn cấp.
Khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, nhiều nhà quan sát đã đặt câu hỏi tại sao Hàn Quốc vốn là quốc gia có công nghệ sản xuất tiên tiến thế giới, lại đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất trầm trọng. Các chuyên gia trong ngành đã chỉ ra rằng hầu hết các nhà máy sản xuất urê của Hàn Quốc đã đóng cửa từ nhiều năm trước và giá nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn. Ông Kim, một người trong ngành cho hay: "Sản xuất urê không đòi hỏi công nghệ cao như sản xuất chất bán dẫn. Có rất nhiều công ty Hàn Quốc đã sẵn sàng sản xuất urê nhưng mặt hàng này không mang lại lợi nhuận cho các công ty hóa chất trong nước".
Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc cho thấy, đất nước này phụ thuộc nhập khẩu hơn 80% với 3.941 mặt hàng, trong đó Trung Quốc là đầu mối cung cấp 1.850 mặt hàng trong số đó. Hiệp hội kêu gọi chính phủ đa dạng hóa nguồn cung hoặc nội địa hóa sản xuất.
Thục Anh
Bài liên quan
#hàn quốc

Tại sao Hàn Quốc nên gia nhập CPTPP?
Với sự quan tâm gần đây nhất của Trung Quốc và Đài Loan, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hiện đóng vai trò trung tâm địa chính trị khu vực Đông Á. Tuy nhiên, tại sao Hàn Quốc vốn được kỳ vọng trở thành thành viên mới đầu tiên của CPTPP vẫn vắng mặt trong danh sách?

Xu hướng doanh nghiệp sản xuất Hàn Quốc hồi hương
Nhiều công ty lớn của Hàn Quốc đại diện cho các ngành công nghiệp mũi nhọn dần rời bỏ Trung Quốc và hồi hương trong bối cảnh chuỗi cung ứng bất ổn.

Xuất khẩu văn hóa và thu lợi khủng như Hàn Quốc
Xứ sở Kim Chi nơi khai sinh ra làn sóng thần tượng đã thành công xuất khẩu văn hóa như thế nào?

Ngành chất bán dẫn Hàn Quốc “mắc kẹt” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
Hàn Quốc đang đứng giữa hai lựa chọn: Hoặc là giao thông tin ngành chất bán dẫn cho Mỹ hoặc làm “phật ý” Trung Quốc.

Hàn Quốc thống trị ngành công nghiệp pin trên toàn cầu làm tăng rủi ro chuỗi cung ứng
Dữ liệu mới cho thấy sự thống trị của Hàn Quốc trong ngành công nghiệp pin sạc nổi lên như một "nút thắt" mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu khi nhu cầu xe điện tăng lên.

Học văn hóa Hàn Quốc từ bom tấn Squid Game
Squid Game hiện đang là tựa phim hot nhất trên mọi “mặt trận”, thống trị các bảng xếp hạng trực tuyến. Đây được đánh giá là một bộ phim không ồn ào mà tinh tế đưa ra ánh sáng những cuộc tranh đấu kinh tế tiềm ẩn trong cuộc sống của người Hàn Quốc thế kỷ 21.
Đọc thêm Hội nhập
Đại gia dầu mỏ Saudi Aramco báo lãi gấp đôi
Hôm 14/8, Saudi Aramco thông báo lợi nhuận quý II tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 48,2 tỷ USD. Công ty này cho biết mức lãi phản ánh nhu cầu dầu thô và lãi từ hoạt động lọc dầu tăng. Saudi Aramco dự báo nhu cầu dầu tiếp tục tăng trong thập kỷ này.
Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
Mối quan tâm được đặt lên hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện nay là những vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), đặc biệt là tính bền vững đã trở thành ưu tiên của nhiều tổ chức.
Giám đốc điều hành Stripe: Các công ty công nghệ Mỹ đang đánh giá thấp tiềm năng của thị trường châu Á
Trong những năm qua, Stripe có trụ sở chính tại San Francisco và Dublin đã mở rộng phạm vi hoạt động từ Bắc Mỹ và châu Âu sang các thị trường châu Á, châu Mỹ Latinh và Trung Đông.
Tập đoàn Saudi Aramco tiếp tục lập kỷ lục về lợi nhuận
Ngày 14/8, Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco (Saudi Arabia) công bố đạt lợi nhuận kỷ lục 48,4 tỷ USD trong quý II/2022 do xung đột ở Ukraine và nhu cầu tăng sau đại dịch khiến giá dầu tăng vọt.
Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi sau cú sốc do Covid-19 gây ra
Theo dữ liệu từ Văn phòng Nội các Nhật Bản, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trong quý 2 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này vẫn còn nhỏ hơn dự báo của thị trường là 2,5%.
Tesla chính thức sản xuất được hơn 3 triệu chiếc ô tô điện
Thông báo của Musk được đưa ra sau nhiều tháng ngừng hoạt động và tình trạng thiếu phụ tùng diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc, điều này đã đe dọa đến việc sản xuất xe của Tesla.
Các nhà bán lẻ tại Mỹ thu được lợi nhuận từ các sản phẩm làm đẹp
Khi lạm phát gia tăng, một số người đã quyết định không mua quần áo mới hay trì hoãn các khoản chi tiêu lớn như mua TV và các thiết bị gia dụng, thậm chỉ là hủy gia hạn tài khoản Netflix. Nhưng hiện tại, họ vẫn đang sẵn sàng chi tiêu vào các sản phẩm làm đẹp.
Doanh số bán hàng của các thương hiệu xa xỉ tăng, bất chấp lo ngại lạm phát và suy thoái
Giá thực phẩm, xăng đã tăng vọt trong năm qua, nhưng điều này dường như không ảnh hưởng nhiều đến chi tiêu của những người giàu tại các cửa hàng đồ xa xỉ, nơi những đôi giày thể thao có giá 1.200 đô la và xe thể thao có thể lên tới 300.000 đô la.
Đạo luật mới nhất của Mỹ đặt ra rào cản đối với Toyota Motor và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản
Đạo luật mới nhất của chính quyền Biden nhằm thúc đẩy xe điện ở Mỹ đặt ra rào cản đối với Toyota Motor và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khác. Chính quyền Tổng thống Joe Biden yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải sản xuất ở Bắc Mỹ.
Johnson & Johnson dừng bán phấn rôm bột talc trên toàn cầu
J&J cũng đã chấm dứt kinh doanh sản phẩm phấn rôm bột talc ở Mỹ và Canada trong bối cảnh đối mặt với hàng ngàn đơn kiện của người tiêu dùng về tính an toàn.