Thiếu hụt nguồn cung từ Nga, Mỹ cho phép dầu Venezuela tới châu Âu

17:25 06/06/2022

Công ty dầu mỏ của Italy là Eni SpA và Repsol SA của Tây Ban Nha có thể bắt đầu vận chuyển dầu của Venezuela đến châu Âu ngay trong tháng tới để bù cho dầu thô của Nga.

Hai công ty năng lượng châu Âu này có liên doanh với Công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA. Khối lượng dầu Venezuela mà Eni SpA và Repsol SA dự kiến nhận được có thể không lớn. Do đó, khả năng nó cũng không gây ra nhiều tác động tới giá dầu toàn cầu - nguồn thạo tin nhận định.

"Bộ Ngoại giao Mỹ đã gửi thư tới Công ty dầu mỏ Eni SpA của Ý và Công ty Repsol SA của Tây Ban Nha về việc cho phép họ vận chuyển dầu từ Venezuela tới châu Âu trong tháng tới" - hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin ngày 6-6 cho biết.

Công ty dầu mỏ của Italy là Eni SpA và Repsol SA của Tây Ban Nha có thể bắt đầu vận chuyển dầu của Venezuela đến châu Âu ngay trong tháng tới để bù cho dầu thô của Nga.
Công ty dầu mỏ của Italy là Eni SpA và Repsol SA của Tây Ban Nha có thể bắt đầu vận chuyển dầu của Venezuela đến châu Âu ngay trong tháng tới để bù cho dầu thô của Nga.

Được biết, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, dầu thô của Venezuela sẽ giúp châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga và chuyển hướng một số nguồn cung cấp cho Venezuela từ Trung Quốc. Một mục tiêu khác, theo hai trong số những người này, là thuyết phục ông Maduro nối lại các cuộc thảo luận chính trị với phe đối lập của Venezuela. 

Theo một trong những nguồn tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đã viết tâm thư cho hai Tập đoàn năng lượng Eni và Repsol vào khoảng thời gian đó gợi ý rằng, Washington sẽ "không phàn nàn" nếu họ tiếp tục các thỏa thuận mua bán dầu và chuyển dầu sang châu Âu. Những lá thư này ngầm báo hiệu rằng họ sẽ không gặp bất cứ hậu quả nào khi chuyển các hàng hóa chở dầu của Venezuela để thu nợ quá hạn.

Thông qua hành động này, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hy vọng dầu thô Venezuela có thể giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga và chuyển hướng một số hàng hóa mà Venezuela xuất sang Trung Quốc ra các nước khác.

PV