
Thị trường châu Á chao đảo khi các nhà đầu tư lo ngại về lạm phát
Điểm trung bình chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm 2,5% vào buổi sáng, trong khi Kospi của Hàn Quốc đã giảm 1,5% vào lúc 12 giờ đêm, Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông có thời điểm giảm hơn 3%.
Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm vào thứ Năm (19/5) khi lạm phát toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng đến thu nhập của các công ty, gây ra lo ngại về lạm phát đình trệ - một thuật ngữ kinh tế chỉ lạm phát kết hợp với sự đình trệ của sản lượng kinh tế.
Điểm trung bình chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm 2,5% vào buổi sáng, trong khi Kospi của Hàn Quốc đã giảm 1,5% vào lúc 12 giờ đêm, Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông có thời điểm giảm hơn 3%.
Sự sụt giảm trên toàn khu vực theo sau sự sụt giảm mạnh của thị trường Mỹ hôm thứ Tư (18/5) sau khi kết quả thu nhập từ các nhà bán lẻ trở nên mờ nhạt lớn làm dấy lên lo ngại rằng giá tiêu dùng tăng sẽ làm hạ nhiệt nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng hàng đầu của Mỹ đã tăng 8,3% trong tháng 4 so với một năm trước đó, tiếp tục xu hướng tỷ lệ lạm phát cao trong những tháng gần đây.
Cuộc chiến Ukraine-Nga kéo dài đã đẩy giá năng lượng và ngũ cốc tăng nhanh, trong khi Fed dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay, cả hai đều sẽ hạ nhiệt thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu công nghệ cao giảm mạnh, với chỉ số Nasdaq Composite, vốn có tỷ lệ cổ phiếu công nghệ cao đã giảm 4,7% vào thứ Tư (18/5).
Tại Nhật Bản hôm thứ Năm (19/5), các cổ phiếu logistic như hãng tàu biển Nippon Yusen và Mitsui OSK Lines giảm do suy đoán rằng sự sụt giảm tiêu thụ của Mỹ sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng vận tải container.
Các cổ phiếu liên quan đến bán lẻ cũng giảm, bao gồm gã khổng lồ thương mại điện tử Rakuten, nhà điều hành Fast Retailing của Uniqlo và cửa hàng bách hóa Takashimaya.
Các công ty công nghệ nổi bật nhất của Trung Quốc - Tencent Holdings, Alibaba Group Holding và Meituan - dẫn đầu sự sụt giảm của Chỉ số Hang Seng hôm thứ Năm.
Tại Đông Nam Á, chỉ số SET chuẩn của Thái Lan và chỉ số Straits Times của Singapore cũng giảm trong phiên sáng.
Giá tiêu dùng cũng đang tăng ở các nền kinh tế châu Á, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư trong tương lai.
Justin Tang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại United First Partners cho biết: "Xu hướng lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập của các nhà bán lẻ sẽ lan rộng ở châu Á do chuỗi cung ứng toàn cầu chưa phục hồi sau các tác động liên quan đến COVID và sau đó lại bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine".
Minh Tú
Cùng chuyên mục


Startup cho thuê phương tiện ở Ấn Độ Yulu huy động được 82 triệu USD

BYD của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản với các dòng xe điện mới

Honda thúc đẩy tham vọng phát triển xe máy điện

Du lịch Trung Quốc đối mặt kỳ nghỉ Tết Trung thu ảm đạm

Coca-Cola Nhật Bản và Kirin hợp tác để cùng phát triển đồ uống tốt cho sức khỏe
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?