Thăng Bình vùng đất kì vọng bứt phá trong thời gian tới tại Quảng Nam

08:48 27/07/2022

Theo quy hoạch vùng của tỉnh Quảng Nam, huyện Thăng Bình được xác định thuộc cụm động lực số 2 hành lang kinh tế của Quảng Nam. Đồng thời là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, có gần 9.000 ha nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai được hưởng các cơ chế đặc thù trong kêu gọi thu hút đầu tư. Với lợi thế về quỹ đất còn lớn, địa hình thuận lợi có biển, có sông, có các tuyến giao thông huyết mạch là điều kiện thuận lợi để phát triển.

Với lợi thế về hạ tầng giao thông, nằm ngay giữa trục huyết mạch Tam Kỳ - Hội An - Điện Bàn - Đà Nẵng, Thăng Bình có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam. Vừa qua, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 04/5/2021 về định hướng phát triển vùng Đông Nam của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, xác định vùng Đông Nam của tỉnh trở thành chuỗi đô thị - trung tâm dịch vụ, du lịch - công nghiệp sạch - nông nghiệp công nghệ cao; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; phục hồi hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đưa kinh tế biển và vùng ven biển của tỉnh phát triển mạnh, giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. 

Theo quy hoạch vùng của tỉnh Quảng Nam, huyện Thăng Bình được xác định thuộc cụm động lực số 2 hành lang kinh tế của Quảng Nam. Đồng thời là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, có gần 9.000 ha nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai được hưởng các cơ chế đặc thù trong kêu gọi thu hút đầu tư.
Theo quy hoạch vùng của tỉnh Quảng Nam, huyện Thăng Bình được xác định thuộc cụm động lực số 2 hành lang kinh tế của Quảng Nam. Đồng thời là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, có gần 9.000 ha nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai được hưởng các cơ chế đặc thù trong kêu gọi thu hút đầu tư.

Theo Quyết định số 1737 ngày 13/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Khu công nghiệp công nghệ cao Thăng Bình có quy mô 310 ha thuộc địa bàn các xã Bình Tú, Bình Trung và Bình Sa, đặc biệt vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam  vừa ban hành Công văn số 293, thực hiện chủ trương đầu tư Dự án đường nối từ Quốc lộ 1A xã Bình Tú nối Đường Võ Chí Công - UBND xã Bình Sa, khi tuyến đường này hoàn thành không chỉ thúc đẩy cho sự phát triển của các xã vùng đông nam Thăng Bình mà còn kết nối thuận tiện cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao… Đẩy mạnh liên kết vùng Đông với các địa phương lân cận để phát triển du lịch, dịch vụ, hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.

Hiện nay Thăng Bình đang xây dựng khu công nghiệp Đông Nam Thăng Bình (800 ha), thu hút phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp khác. phối hợp triển khai các dự án nông nghiệp công nghệ cao… Đẩy mạnh liên kết vùng Đông với các địa phương lân cận để phát triển du lịch, dịch vụ, hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, dịch vụ giáo dục đào tạo cao cấp và trung cấp.

Đặc biệt mới đây, trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Nam hôm 27/3; sau khi nghe báo cáo kiến nghị của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và THACO chủ trương về việc nâng cấp, mở rộng đầu tư tuyến đường QL 14E và 14D lên biên giới kết nối Quảng Nam với vùng cao nguyên Nam Lào trù phú, giao thương rộng mở Đông Bắc Thái Lan trên hành trình xuyên Á theo Hành lang kinh tế Đông - Tây 2 (EWEC2)  qua tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) - Sekong - Bolaven - Paksé (Lào) - Ubon Ratchathani - Bangkok (Thái Lan).

Mới đây, trong chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Quảng Nam hôm 27-3, tại buổi làm việc; sau khi nghe báo cáo kiến nghị của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và Tập đoàn Trường Hải (THACO) lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và THACO kiến nghị Thủ tướng cho chủ trương về việc đầu tư đường mở rộng đầu tư tuyến đường QL 14E đoạn đầu từ huyện Thăng Bình qua QL 14D lên biên giới Việt - Lào, kết nối các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2021-2025.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thống nhất chủ trương nghiên cứu đầu tư hai tuyến đường: "Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Chu Lai" và "đường cao tốc kết nối Kon Tum với Quảng Nam". Khi đi vào hoạt động, hai tuyến đường này sẽ tạo thuận lợi cho vùng Tây Quảng Nam và Kon Tum phát triển kinh tế, thông thương hàng hóa với Lào, Campuchia và Thái Lan. 

Đường ven biển quốc gia đoạn qua huyện Thăng Bình
Tuyến đường ven biển quốc gia đoạn qua huyện Thăng Bình đã hoàn thành góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực đông nam Quảng Nam

Với sự kỳ vọng của Chính phủ, Quảng Nam phải là địa phương phát triển mạnh của cả nước với tư cách là một tỉnh trong vùng trọng điểm khu vực miền Trung. Sự phát triển của Quảng Nam không chỉ thúc đẩy cho sự phát triển của miền Trung mà còn kết nối sang Lào, Thái Lan để tạo thành hành lang kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế giữa các nước trong khu vực.

Theo ông Văn Anh Tuấn - Giám đốc Sở GTVT cho biết, ngày 17.8.2021 Bộ GTVT đã ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp QL 14E đoạn km14+800 - km89+000 (từ nút giao cao tốc thuộc huyện Thăng Bình đến giáp đường Hồ Chí Minh. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án 1.850 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, tiến độ thực hiện 2021 - 2025. Tỉnh đang tiếp tục kiến nghị Trung ương thúc đẩy, sớm đưa dự án vào triển khai trên thực tế.

Mục tiêu là từng bước hoàn thiện QL 14E theo quy hoạch, rút ngắn thời gian đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông lâm sản từ các tỉnh Tây Nguyên, vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan đến các tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ và phía Bắc; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nói riêng và cả nước nói chung, phát huy hiệu quả các đoạn tuyến đã đầu tư trước đây; đảm bảo quốc phòng - an ninh cho khu vực. 

Nhiều chuyên gia nhận định, thời gian tới, các huyện Thăng Bình, Núi Thành và TP Tam Kỳ sẽ là xung lực phát triển cả con tàu kinh tế của Quảng Nam
Nhiều chuyên gia nhận định, thời gian tới, các huyện Thăng Bình, Núi Thành và TP Tam Kỳ sẽ là xung lực phát triển cả con tàu kinh tế của Quảng Nam, để phát triển du lịch, dịch vụ, hình thành khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, dịch vụ giáo dục đào tạo cao cấp và trung cấp.

Nhiều chuyên gia nhận định, thời gian tới, các huyện Thăng Bình, Núi Thành và TP Tam Kỳ sẽ là xung lực phát triển cả con tàu kinh tế của Quảng Nam trong chiến lược tăng trưởng, trong đó với trục giao thông chính là đường ven biển Võ Chí Công. Đồng thời, các trục đường ngang dần hình thành được kì vọng là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Nam.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tại địa phương này trong tương lai cũng đặt vấn đề phát triển song song các dịch vụ phụ trợ, đảm bảo chất lượng sống cho lao động tại khu công nghiệp, trong đó yếu tố then chốt đầu tiên là giải quyết bài toán an cư. Thực tế cũng đã chứng minh, những nơi có ý nghĩa về công nghiệp sẽ được tăng cường phát triển; các thị trường sắp được nâng cấp đô thị, hạ tầng ngày càng đồng bộ, luôn được đánh giá cao và thu hút nhà đầu tư.

Với lợi thế về hạ tầng giao thông, nằm ngay trên trục huyết mạch Tam Kỳ - Hội An - Điện Bàn - Đà Nẵng, thị trường bất động sản tại huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) có nhiều tiềm năng để bứt phá. Trong đó, phân khúc đất nền đang được xem là miếng bánh ngon thu hút giới đầu tư.

Trọng Tâm