Thái tử kế vị và Công nương Đan Mạch dẫn đầu đoàn doanh nghiệp sẽ thăm chính thức Việt Nam vào đầu tháng 11 tới
- 486
- Nhịp cầu giao thương
- 16:28 30/06/2022
DNHN - Thông tin từ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam vừa cho biết, trong chuyến thăm này, Thái tử kế vị và Công nương cùng phái đoàn doanh nghiệp Đan Mạch sẽ gặp gỡ các vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp, cũng như tham dự các hội thảo về chuyển đổi xanh và thăm các dự án năng lượng.

Chuyến thăm này là một phần của hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đan Mạch và Việt Nam. Hai nước Đan Mạch và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị hợp tác song phương lâu dài và gần gũi, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Hiện nay, Chính phủ Đan Mạch cùng nhiều công ty Đan Mạch đang tích cực hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh.
Hiệp định Đối tác Toàn diện giữa Đan Mạch và Việt Nam được ký kết năm 2013. Năm 2017, Chương trình Đối tác Năng lượng Đan Mạch – Việt Nam được ký kết với mục đích hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam để đạt được các cam kết tại Thỏa thuận chung Paris. Mối quan hệ hợp tác song phương dự kiến sẽ được tăng cường hơn nữa cùng với việc ký kết Hiệp định Hợp tác Chiến lược Xanh 2022.
Với hơn 3.200 km đường bờ biển và cam kết quốc gia đạt trung hòa phát thải carbon vào năm 2050, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió trên bờ và ngoài khơi. Việc đẩy mạnh sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngành công nghiệp và xây dựng cũng có nhiều cơ hội vì đây là hai ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất ở Việt Nam với tỷ lệ tiêu thụ năng lượng lần lượt là 49% và 15%. Các công ty Đan Mạch có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và các giải pháp tiên tiến tiến nhằm đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi xanh có thể song hành với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Việt Nam cũng là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty Đan Mạch. Ngay cả khi dịch bệnh COVID đang diễn ra, Việt Nam vẫn duy trì được tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm ở mức 2-3% và tỷ lệ tăng trưởng dự kiến sẽ tăng trở lại từ 4-7% vào năm 2022. Đối với Việt Nam, Đan Mạch là một đối tác gần gũi và lâu đời, đặc biệt là do chương trình hợp tác phát triển có bề dày lịch sử giữa Đan Mạch và Việt Nam, bao gồm cả chương trình hỗ trợ Việt Nam ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bạch Anh
Bài liên quan
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Việt Nam chi 50 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất nhập khẩu có quy mô kim ngạch lớn nhất cả nước. Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhóm hàng trên đạt hơn 50,1 tỷ USD, tăng mạnh 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm đến 23,13 tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Gỗ dán từ Việt Nam sử dụng lõi nguyên liệu là ván bóc Trung Quốc sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế
Theo kết luận sơ bộ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), nếu gỗ dán từ Việt Nam có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hết tháng 7, Việt Nam đã nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất thép trong nước đã có những bước phát triển đáng kể, song vẫn bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Loạt khuyến cáo cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Australia
Thương vụ Việt Nam tại Australia khuyến nghị các doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện nhập khẩu vào Australia để tranh phát sinh thêm thời gian trong điều kiện khó khăn hiện nay.
Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
Hiện nay đã có các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất găng tay, khẩu trang, áo bảo hộ và thép, nhôm, kính xây dựng, ván gỗ lót sàn đã thành công trong việc áp dụng UKCA vào sản phẩm.
Sự thay đổi trong đầu tư của nhà đầu tư Singapore
Gần đây, trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các địa phương ở phía Nam, phía nhà đầu tư Singapore luôn đặt câu hỏi liên quan đến ưu đãi trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Triển lãm quốc tế METALEX Vietnam 2022 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10
“METALEX Vietnam 2022” Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về sản xuất và gia công cơ khí sẽ được tổ chức từ ngày 6 – 8/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Q7, TP. Hồ Chí Minh
Mexico khởi xướng điều tra bán phá giá thép cán nguội của Việt Nam
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Kinh tế Mexico chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam từ ngày 28/7 trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất trong nước.
Thống đốc Gunma (Nhật Bản) muốn thiết lập quan hệ hợp tác chính thức với Đà Nẵng
Chiều 5/8, Thống đốc tỉnh Gunma (Nhật Bản) Yamamoto Ichita đã đến thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng tiếp và làm việc với Đoàn.
Ngành cà phê xuất khẩu với mục tiêu thu về 4 tỷ USD có khả thi?
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đối mặt với khó khăn do chính sách "zero COVID" của Trung Quốc. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp.